10 sự kiện quan trọng quyết định tương lai châu Âu
(Vietstock) – Áp lực về việc tìm ra các giải pháp dài hạn đối với những vấn đề tại châu Âu ngày càng đè nặng lên vai các nhà lãnh đạo khu vực.
Điều đáng mừng là có rất nhiều sự kiện quan trọng để các nhà lãnh đạo có thể thực hiện được nhiệm vụ trên. Tuy nhiên, mọi người sẽ theo dõi rất sát sao các cuộc thảo luận của những nhà lãnh đạo này.
Tháng 12 tới sẽ là một tháng quan trọng đối với châu Âu và sau đây là 12 sự kiện mà nhà đầu tư cần quan tâm.
1. Thứ Tư (23/11)
Ủy ban châu Âu (EC) trình bày nghiên cứu về 3 đề xuất phát hành trái phiếu chung của Eurozone (eurobond) và thay đổi hoạt động quản trị kinh tế trong khu vực.
Một số thông tin về 3 đề xuất trên và sự thay đổi hoạt động quản trị đã bị rò rỉ trên báo chí trước khi EC chính thức công bố. Mỗi ý tưởng về eurobond đòi hỏi nhiều sự phê chuẩn khác nhau và đều có cơ hội thành công riêng nhưng nhiều khả năng các nhà lãnh đạo EU sẽ chọn biện pháp này.
Từ trước đến nay, những đề xuất về việc thay đổi hoạt động quản trị sẽ cho phép các Chính phủ EU can thiệp vào chính sách và dự thảo ngân sách của các quốc gia nếu chi tiêu của các quốc gia này không tuân theo tiêu chuẩn của Eurozone.
2. Thứ Năm (24/11)
Thủ tướng mới được bổ nhiệm của Ý, Mario Monti, sẽ gặp Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Strasbourg, Pháp.
Đây là cuộc họp chính thức đầu tiên của ông Monti với hai nhà lãnh đạo quyền lực nhất châu Âu và mối quan hệ giữa Ý và Pháp có thể thay đổi dưới sự lãnh đạo của nhà kỹ trị Monti.
Dù từ trước đến nay, ông Monti luôn thận trọng trong các thông báo về những biện pháp triệt để hơn để ngăn chặn khủng hoảng nhưng hiện Ý đang ở trong tình trạng quá xấu đến nỗi Thủ tướng Monti và Tổng thống Sarkozy sẽ chống lại Thủ tướng Merkel để yêu cầu nhiều hành động hơn.
3. Thứ Ba (29/11)
17 bộ trưởng tài chính Eurozone (Eurogroup) sẽ nhóm họp trước khi diễn ra cuộc họp của 27 bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) vào ngày tiếp theo. Các quan chức có thể thảo luận về các đề xuất eurobond hay tính khả thi của việc nâng cao vai trò của ECB trong việc giải quyết khủng hoảng.
Căng thẳng giữa Đức (có thể còn một số quốc gia khác như Hà Lan) và 4 quốc gia Đức, Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp có thể leo thang xung quanh những bất đồng về quy mô và sự cấp thiết của các biện pháp khôi phục Eurozone.
4. Thứ Tư (30/11)
Các Bộ trưởng Tài chính 27 quốc gia EU sẽ nhóm họp để thảo luận về cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Eurozone. Sự chia rẽ giữa các quốc gia Eurozone và ngoài Eurozone đã gia tăng đáng kể từ mùa hè vừa qua.
Yếu tố gây chia rẽ ở đây có thể là các đề xuất đòi hỏi sự thay đổi hiệp ước của Eurozone. Các quốc gia ngoài Eurozone có thể phản đối các biện pháp này vì cảm thấy thiệt thòi hơn và ít quan trọng hơn đối với 17 quốc gia Eurozone.
5. Thứ Tư (07/12)
Quốc hội Hy Lạp sẽ bỏ phiếu về kế hoạch ngân sách năm 2012. Với việc cựu thành viên hội đồng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Lukas Papademos lên làm Thủ tướng thay cho ông George Papandreou, kế hoạch ngân sách sẽ được thông qua dễ dàng. Kế hoạch này sẽ bao gồm các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và cắt giảm chi tiêu nhằm đưa nợ công của Hy Lạp về mức có thể kiểm soát được.
Hy Lạp phải thông qua kế hoạch ngân sách này để có thể nhận được khoản cứu trợ tiếp theo trị giá 8 tỷ EUR (tương đương 11 tỷ USD) từ EC, ECB và IMF.
Theo dự báo, kế hoạch trên sẽ được thông qua mà không có bất kỳ một trở ngại nào. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó mà kế hoạch trên thất bại thì điều này có thể đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định của khu vực đồng tiền chung Eurozone.
6. Thứ Tư và (07-08/12)
Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) nhóm họp tại Marseille, Pháp. Đảng trung hữu sẽ được hưởng tư cách thành viên của 16 trong số 27 người đứng đầu EU, bao gồm Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và các nhà lãnh đạo EU như Herman van Rompuy, Jean-Claude Juncker và Jose Manuel Barroso.
Các nhà lãnh đạo thường tham gia vào các cuộc thảo luận về những vấn đề quan trọng đối với hoạt động quản trị của EU tại các cuộc họp và thông qua các kế hoạch chung. Do sự chia rẽ ngày càng sâu sắc về quan điểm giữa ông Sarkozy và bà Merkel, cuộc thảo luận này có thể trở nên căng thẳng nhưng những khác biệt quan trọng cũng sẽ được giải quyết.
Những thỏa thuận này có thể cho thấy chiều hướng cuộc họp thượng đỉnh tiếp theo của các nhà lãnh đạo châu Âu.
7. Thứ Năm (08/12)
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ công bố quyết định lãi suất chính sách thứ 2 dưới sự điều hành của Chủ tịch Mario Draghi. Tiếp đó, ông Draghi sẽ tổ chức cuộc họp báo.
Các thành viên ECB đã phát đi tín hiệu về việc tiếp tục cắt giảm lãi suất trong tháng 12 sau động thái hạ lãi suất đầy bất ngờ trong tháng 11. Giới phân tích cũng đang mong muốn ông Draghi thay đổi quan điểm về sự liên quan của ECB đến cuộc khủng hoảng tại Eurozone và sự sẵn sàng của ngân hàng này trong việc mua vào trái phiếu Chính phủ với số lượng gần như không hạn chế. Cho tới giờ, ECB vẫn phản đối các biện pháp như vậy nhưng điều này có thể thay đổi tại cuộc họp tháng 12.
8. Thứ Sáu (09/12)
Các nhà lãnh đạo EU sẽ nhóm họp tại Brussels. Các phương án được EPP đưa ra vài ngày trước, quyết định chính sách của ECB và các điều kiện thị trường sẽ có thể ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo EU về một giải pháp cuối cùng cho Eurozone.
Trong lúc mọi người đang nghi ngờ về khả năng của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) trong việc tập trung vào vấn đề chính và đưa ra các quyết định đặc biệt quan trọng, rõ ràng là các nhà lãnh đạo này phải gấp rút chạy đua với thời gian để đưa ra được giải pháp. Các thị trường sẽ hy vọng vào một quyết định quan trọng và xác thực tại cuộc họp này.
9. Thứ Ba (13/12)
Quốc hội Tây Ban Nha sẽ nhóm họp lần đầu tiên kể từ khi Đảng trung hữu Partido Popular lên nắm quyền từ Đảng Dân chủ. Quốc hội nước này chỉ còn hơn một tuần nữa để quyết định Thủ tướng và nội các mới dù ông Mariano Rajoy chắc chắn trở thành Thủ tướng mới của nước này.
Tuy nhiên, theo các lời bàn tán xuất hiện kể từ cuộc bầu cử, Đảng Xã hội có thể đã cố gắng che giấu nợ công của nước này. Chắc chắn điều này sẽ khiến chi phí vay mượn của Chính phủ Tây Ban Nha tăng vọt
10. Thứ Hai (19/12)
Khoản nợ 1.22 tỷ EUR (tương đương 1.65 tỷ USD) nợ của Hy Lạp đáo hạn. Tuy nhiên sự kiện này sẽ không còn gì để bàn nếu khoản giải cứu tiếp theo được EC, ECB và IMF giải ngân như kế hoạch.
Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà người Hy Lạp không thể thông qua kế hoạch ngân sách 2012 theo các quy định của EC, ECB và IMF; đây có thể là ngày Hy Lạp vỡ nợ một phần.
Phạm Thị Phước (Theo Business Insider)
|