Thứ Tư, 05/10/2011 21:27

10 năm thực hiện NQ 15:

Hà Nội đạt mức tăng trưởng kinh tế gần 11%/năm

Đánh giá về kết quả thực Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thành ủy Hà Nội thống nhất khẳng định tính hiệu quả và sự cần thiết của Nghị quyết này đối với Thủ đô Hà Nội.

Hôm nay 5/10, Thành ủy Hà Nội xem xét dự thảo Báo cáo tổng kết Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về “phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010”.

Chặng đường 10 năm thực hiện Nghị quyết 15 có hai mốc thời gian quan trọng: Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2007 và giai đoạn từ tháng 8/2008 đến năm 2010 tính từ khi Thủ đô Hà Nội được điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính (Ngày 1/8/2008).

Những thành tựu khá toàn diện và rõ nét

Theo Báo cáo tổng kết của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, trong 10 năm qua, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thành phố tăng bình quân 10,85%/năm, cao gấp 1,5 lần tốc độ tăng GDP của cả nước.

Hà Nội là một trong số ít địa phương trong nhiều năm có bội thu ngân sách và đóng góp lớn cho ngân sách Trung ương. Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển dịch tích cực, hiệu quả. Các thành phần và các ngành kinh tế phát triển đa dạng, phong phú với những bước tiến đáng kể.

10 năm qua, diện mạo đô thị của Hà Nội đổi mới rất nhanh, ngày càng khang trang, hiện đại. Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố; Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, đã xác định những định hướng quan trọng về phát triển Thủ đô giai đoạn 2011-2020.

Cơ sở hạ tầng và quản lý đô thị ở Hà Nội tuy còn nhiều hạn chế, nhưng không thể không ghi nhận những bước tiến đáng kể với hàng loại công trình hạ tầng, nổi bật. Đời sống văn hóa, tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô ngày càng được quan tâm và cải thiện.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, Thủ đô Hà Nội đã giữ vững an ninh, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống; mở rộng hoạt động đối ngoại, hợp tác phát triển, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho rằng, qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 15, Hà Nội đã đạt được những thành tựu khá toàn diện và rõ nét. Những thành tựu này có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của Thủ đô trong những năm tới.

Kiến nghị cơ chế, chính sách cho thành phố

Sau Hội nghị lần thứ 6, BCH Đảng bộ thành phố Hà Nội sẽ hoàn thiện báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 15 trình Bộ Chính trị. Trong đó, Hà Nội sẽ có một số kiến nghị, đề xuất với Trung ương, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để thành phố Hà Nội thực hiện tốt vị trí, vai trò của Thủ đô, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; tăng cường phân cấp nhằm phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của thành phố Hà Nội; thực hiện tốt hơn nữa cơ chế phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và các địa phương với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”.

Theo ý kiến của nhiều đại biểu tham dự Hội nghị lần 6, BCH Đảng bộ thành phố Hà Nội, trong giai đoạn phát triển 10 năm tới (2011-2020), Hà Nội rất cần một nghị quyết mới của Bộ Chính trị làm cơ sở và động lực để phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn.

Đáng chú ý, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị Hà Nội cần có Luật Thủ đô. Một số đại biểu cũng chỉ ra rằng, trong quá trình thực hiện Nghị quyết 15 và Pháp lệnh Thủ đô, sự phối hợp giữa các bộ, ngành TƯ với Thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế. Trong đó, về nhận thức cũng chưa có sự thống nhất, nên sự hỗ trợ, giúp đỡ chưa đủ mức cần thiết, thậm chí còn mờ nhạt. Vì vậy, nhu cầu có cơ chế đặc thù để điều hành, quản lý của Thủ đô Hà Nội là sự tất yếu.

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho rằng, việc cần một cơ chế đặc thù hay ban hành Luật Thủ đô không có nghĩa là Hà Nội đòi hỏi quyền lợi riêng cho công dân có hộ khẩu, cũng như không làm “hàng rào” để người nơi khác không vào được.

Theo ông Phạm Quang Nghị, Thủ đô Hà Nội cần có biện pháp để bảo đảm người dân nhập cư phải được chăm lo đầy đủ về việc làm, chỗ ở, đi lại, học tập, sinh hoạt… Cho nên, Hà Nội cần tính toán để xác định được  mật độ dân cư thích hợp và để làm được việc đó, không thể thiếu những cơ chế mang tính đặc thù.

Bí thư Thành ủy Hà Nội dẫn ví dụ, ở Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, hậu quả vi phạm trật tự giao thông ở đô thị nặng hơn rất nhiều so với các khu vực khác. Chỉ cần một hành vi vượt đèn đỏ, gây tắc đường có thể làm cho hàng ngàn người lỡ việc, tốn kém rất nhiều xăng xe ... Cho nên mức phạt ở Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh cũng phải cao hơn những nơi khác.

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị yêu cầu Ban Thường vụ Thành ủy tiếp thu các ý kiến kiến nghị đồng thời tiếp tục tranh thủ ý kiến góp ý của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; các tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao về những kiến nghị của Hà Nội với Bộ Chính trị, tạo điều kiện để Thủ đô phát triển nhanh và bền vững.

Hà Linh

Chính phủ

Các tin tức khác

>   Bộ trưởng và lời hứa (05/10/2011)

>   IMF: Việt Nam không nên nới lỏng chính sách quá sớm (05/10/2011)

>   'Khủng hoảng kinh tế toàn cầu vì từ bỏ bản vị vàng' (05/10/2011)

>   Tư duy cho tái cơ cấu kinh tế (05/10/2011)

>   Dự báo CPI tháng 10 tăng 0,5 – 0,6% (05/10/2011)

>   Cảnh giác với phần chìm của nợ công (05/10/2011)

>   Khuyến nghị ngân hàng cẩn thận với dự án FDI (04/10/2011)

>   Nợ công tăng, khả năng trả nợ giảm (04/10/2011)

>   Chỉ số sản xuất công nghiệp có xu hướng giảm dần (04/10/2011)

>   Chuyên gia quốc tế ủng hộ Việt Nam tái cơ cấu đầu tư (04/10/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật