Thứ Ba, 04/10/2011 18:32

Chỉ số sản xuất công nghiệp có xu hướng giảm dần

Chỉ số sản xuất công nghiệp (giá trị gia tăng của ngành công nghiệp hay còn gọi là mức tăng GDP của công nghiệp) 9 tháng đầu năm nay tăng khoảng 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng Bộ Công thương đánh giá chỉ số này vẫn đang trong xu hướng giảm tăng dần trong 3 tháng vừa qua.

Lượng hàng hóa công nghiệp tồn kho tại thời điểm đầu tháng 9 của toàn ngành công nghiệp chế bíên, chế tạo đã giảm 5,5% so với cùng thời điểm năm trước nhưng hầu hết vẫn chỉ giảm ở nhóm hàng hóa tiêu dùng, giá trị gia tăng không lớn. Ví như tồn kho sản xuất bơ sữa giảm 18%, sản xuất bột giấy, giấy giảm 22%, sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 26,8%.

Trong khi đó nhóm các mặt hàng có lượng tồn kho tăng cao, giá trị lớn vẫn chiếm ưu thế hơn như sản xuất xi măng giá trị tồn kho tăng gần 60%, ô tô, xe máy (50,4%), bia (43,7%), cáp điện (30,9%).

Theo báo cáo về tình hình sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm của Bộ Công thương, mức hàng hóa công nghiệp tồn kho có giảm đi và chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) vẫn trong xu hướng tăng thấp dần so với các tháng trước (tháng 6 tăng 4,6%, tháng 7 tăng 6,1%, tháng 8 tăng 4,3% và tháng 9 tăng 2,1%) do việc sản xuất công nghiệp hiện vẫn tiêu thụ chậm và những khó khăn trong huy động vốn cho kinh doanh do lãi suất tín dụng tăng cao.

Trong số các ngành đang gặp khó, ngành xây dựng còn gặp nhiều khó khăn hơn do vốn đầu tư công để xây dựng kết cấu, hạ tầng giảm nhiều so với năm trước và tiếp tục giảm đi theo chỉ đạo mới nhất của Chính phủ sau phiên họp tháng 9, việc cơ cấu lại tín dụng thương mại ở các ngân hàng khiến doanh nghiệp tiếp cận vốn khó hơn.

Một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến việc lượng hàng tồn kho giảm đi nhưng IPP không tăng cao, theo giải thích của Bộ Công thương là các ngành hàng công nghiệp chế biến, đặc biệt là hàng xuất khẩu vẫn tập trung vào các sản phẩm có mức gia công lớn như da giày, dệt may…nên hiệu quả trong phát triển ngành ở mức thấp, dẫn đến khoảng cách tăng trưởng giữa giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trưởng giá trị gia tăng vẫn ở mức cao.

Ngọc Lan

TBKTSG Online

Các tin tức khác

>   Chuyên gia quốc tế ủng hộ Việt Nam tái cơ cấu đầu tư (04/10/2011)

>   Tái cấu trúc kinh tế và cuộc đổi mới lần hai (04/10/2011)

>   Tái cấu trúc kinh tế phải bắt đầu từ hiệu quả sử dụng vốn (03/10/2011)

>   Khi doanh nghiệp FDI xù nợ, chuyển giá (Bài cuối) (03/10/2011)

>   Chuyên gia Bùi Kiến Thành: Nợ công thành đại họa, nếu… (03/10/2011)

>   Kiềm chế lạm phát: Mức nào thì được? (03/10/2011)

>   Muốn đầu tư phải có 30% vốn (03/10/2011)

>   Xây dựng cảng biển không đúng quy hoạch (03/10/2011)

>   Năm 2012: Tránh nôn nóng với tăng trưởng (03/10/2011)

>   Nợ công của Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro (03/10/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật