Thứ Tư, 28/09/2011 15:52

Bảo hiểm nhân thọ nỗ lực kích cầu

Tổng doanh thu phí của bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay còn rất thấp. Tổng phí thu của năm 2010 chỉ khoảng 12.000 - 13.000 tỷ đồng. Phó tổng giám đốc một công ty bảo hiểm nhân thọ dự báo, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của năm 2011 vào khoảng 15.000 tỷ đồng. Con số này vẫn không thấm vào đâu so với thu nhập của nhiều ngành, lĩnh vực khác.

Theo ông Huỳnh Thanh Phong, Chủ tịch Hội đồng thành viên AIA Việt Nam, bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện đang chiếm khoảng 0,7% GDP, nếu so với các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực thì đây là mức thấp nhất (Indonexia là 0,9%, Philipine là 1%, Thái Lan là 2 - 3%, Đài Loan gần 14%, Singapore là 5%, Hồng Kông là 10%, Hàn Quốc là 6,5%).

"Nếu thu nhập tăng thì tỷ lệ bảo hiểm cũng phải tăng tương ứng và cộng thêm thì mới là phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam , hiện phí bảo hiểm và GDP đang phát triển song song. Trong khi các nước trong khu vực, phí bảo hiểm thường tăng trưởng 2 - 3% so với mức tăng của GDP, còn đối với các nước phát triển như Hàn Quốc thì tăng khoảng 6 - 7%", ông Phong nói.

Trong nỗ lực đưa bảo hiểm tới gần hơn nữa với các nhu cầu thiết thực của người dân thời gian gần đây, các công ty bảo hiểm nhân thọ liên tiếp cho ra thị trường các sản phẩm bảo hiểm mới. Ông Takashi Fujii, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Dai-ichi Life Việt Nam cho biết, nhiều người dân Việt Nam vẫn có xu hướng lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng thay vì mua bảo hiểm nhân thọ, vì những lo ngại về lạm phát cũng như sự khác biệt về mặt lãi suất. Từ những trăn trở này, Dai-ichi Life Việt Nam tập trung nghiên cứu để cung cấp cho thị trường Việt Nam sản phẩm bảo hiểm An Phúc Hưng Thịnh. An Phúc Hưng Thịnh cho khách hàng 6 lựa chọn về thời hạn hợp đồng: 6 năm, 9 năm, 12 năm, 15 năm, 18 năm hoặc 21 năm. Ngoài mức lãi suất theo sát thị trường tài chính, An Phúc Hưng Thịnh còn mang đến cho khách hàng quyền lợi nhận tiền mặt định kỳ vào ngày kỷ niệm của mỗi 3 năm hợp đồng bảo hiểm, quyền hưởng khoản chênh lệch chia thêm trong trường hợp có sự kiện bảo hiểm thương tật toàn bộ và vĩnh viễn xảy ra trước 65 tuổi hoặc tử vong…

Thực tế, những sản phẩm kết hợp hai yếu tố tiết kiệm và bảo hiểm đang được các nhà bảo hiểm tìm cách mang lại một cách tốt nhất hai lợi ích này. Trước Dai-ichi Life Việt Nam , Công ty Bảo hiểm Manulife hay Cathay Life cũng đã đưa ra những dòng sản phẩm tương tự.

Các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm cho rằng, một trong những thách thức đối với các sản phẩm này là đáp ứng được chi phí về bảo hiểm - quyền lợi tử vong, trong khi vẫn cam kết được hiệu quả của việc tiết kiệm - quyền lợi đáo hạn, cho những người sống đến cuối kỳ của hợp đồng. Nguyên tắc đánh đổi trong thiết kế sản phẩm đối với các nhà bảo hiểm thực chất là tối đa hóa việc sử dụng các nguồn lực sẵn có. Tuy nhiên, trong trường hợp các đơn bảo hiểm đi kèm các yếu tố tiết kiệm, vấn đề then chốt ở đây là sự lâu bền. Thất bại trong việc giữ khách hàng ở thời điểm quan trọng của hợp đồng có thể dẫn đến tổn thất về mặt tài chính cho công ty bảo hiểm, khi chi phí phát hành và duy trì hợp đồng chưa được trả hết, hoặc tài sản để đảm bảo chưa được tích lũy đủ.

Trao đổi với ĐTCK về thời điểm đưa ra thị trường sản phẩm bảo hiểm và tiết kiệm - thời điểm ngay cả lãi suất ngân hàng cũng không mấy hấp dẫn khách hàng, đại diện Dai-ichi Life Việt Nam cho rằng, sản phẩm An Phúc Hưng Thịnh sẽ là một kênh đầu tư an toàn và hiệu quả, vì lãi suất công bố luôn theo sát với thị trường tài chính Việt Nam. Hơn nữa, lãi suất công bố của sản phẩm này không chỉ căn cứ vào lãi suất ngân hàng, mà còn dựa trên mức lãi suất của trái phiếu chính phủ.

Thực tế, để đưa ra một sản phẩm kết hợp cả bảo hiểm và tiết kiệm là một nhiệm vụ không dễ dàng. Các công ty bảo hiểm không chỉ phải chú ý đến một loạt vấn đề về hoạt động và kỹ thuật, yêu cầu những kỹ năng đáng kể, mà lòng tin và sự trung thành của khách hàng là tối quan trọng. Ngoài ra, có một khó khăn hơn cả là dù sản phẩm có ưu việt nhưng thực tế, lãi suất của bảo hiểm không thể hấp dẫn bằng lãi suất ngân hàng, bởi số tiền thực được hưởng lãi suất của bảo hiểm sau khi bị trừ phí còn rất ít. Đây chính là điều các công ty bảo hiểm nhân thọ phải tìm cách vượt qua khi tiếp cận khách hàng.

Ngọc Lan

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Đau đầu vì đại lý bảo hiểm rởm (26/09/2011)

>   Bảo hiểm tiền gửi: Bước lùi của chính sách (26/09/2011)

>   Thị trường tái bảo hiểm Việt Nam bắt đầu có cạnh tranh (23/09/2011)

>   Bancassurance ở Việt Nam vẫn sơ khai (16/09/2011)

>   BVH, BMI, PVI được chọn triển khai thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (14/09/2011)

>   Bảo hiểm Tiền gửi không đủ sức “cứu” 2 ngân hàng phá sản (01/09/2011)

>   Bảo hiểm ngoại đi tắt vào Việt Nam (24/08/2011)

>   Đầu tư trong lĩnh vực bảo hiểm: Cơ hội và quan ngại (21/08/2011)

>   Bảo hiểm xã hội thành chủ nợ khổng lồ (20/08/2011)

>   Bảo hiểm nhân thọ: Lo xa hóa ra lợi gần (17/08/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật