Thứ Năm, 01/09/2011 08:25

Bảo hiểm Tiền gửi không đủ sức “cứu” 2 ngân hàng phá sản

Ông Bùi Khắc Sơn

Ông Bùi Khắc Sơn, Tổng giám đốc Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (BHTG) cho rằng, nếu không sửa đổi phí và hạn mức bảo hiểm tiển gửi, thì BHTG khó có thể xử lý được rủi ro cho các ngân hàng.

Thưa ông, với số vốn hiện nay, BHTG có thể xử lý rủi ro cho bao nhiêu ngân hàng, nếu đổ vỡ xảy ra?

Trong 10 năm qua, nguồn vốn do các ngân hàng, tổ chức tín dụng đóng góp cho BHTG là khoảng 4.000 tỷ đồng, cộng với các hoạt động đầu tư tài chính và 1.000 tỷ đồng ban đầu do Nhà nước cấp, quy mô vốn của BHTG hiện nay là 8.000 tỷ đồng. Với quy mô vốn như vậy, BHTG không thể đảm bảo xử lý được rủi ro cho 2 ngân hàng trung bình, nếu xảy ra nguy cơ đổ vỡ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là, hạn mức tiền gửi và phí bảo hiểm tiền gửi hiện nay quá thấp. Hiện hạn mức số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi của một người gửi tiền tối đa là 50 triệu đồng, áp dụng từ năm 2005. Hạn mức này là không phù hợp, vì tỷ lệ lạm phát tích lũy từ năm 2005 đến năm 2010 là 50%. Hạn mức tín dụng thấp cũng dễ gây ra rủi ro do tiền gửi trong nước chảy ra nước ngoài hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam.

Với số vốn hạn chế như vậy, một khi tổ chức tín dụng xảy ra rủi ro, liệu BHTG có thể đền bù 100% thiệt hại cho người gửi tiền không, thưa ông?

BHTG sẽ có nhiều phương pháp khác nhau để giúp người dân được bồi hoàn 100% tổn thất, như hỗ trợ tổ chức tín dụng phục hồi trở lại, hỗ trợ tổ chức tín dụng khỏe mua lại các tổ chức tín dụng yếu. Trong trường hợp xấu nhất, tổ chức tín dụng bị phá sản, thì BHTG sẽ chi trả cho người gửi tiền với hạn mức cao nhất là 50 triệu đồng, trong quá trình thanh lý tài sản, nếu thu hồi được sẽ tiếp tục chi trả thêm.

Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế, khi rủi ro xảy ra, trong thời gian ngắn, người gửi tiền phải nhận được đền bù. Vì vậy, trong thời gian ngắn, BHTG khó có thể huy động ngay một lượng tiền lớn (do đã được gửi hoặc đầu tư ở nhiều kênh khác nhau – PV). Vì vậy, BHTG đề nghị có cơ chế thể tạm ứng vốn từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính hoặc được bảo lãnh vay nợ nuớc ngoài, sau đó sẽ hoàn trả lại trong năm tài chính.

Ông có đề xuất gì để tăng quy mô quỹ bảo hiểm tiền gửi cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của người gửi tiền?

Nếu quy đổi tương đương, năm 2005 hạn mức bảo hiểm tiền gửi là 50 triệu đồng, thì hiện nay phải là 100 triệu đồng. BHTG đang đề xuất mức phí bảo hiểm tiền gửi phù hợp với thực tế, đồng thời quy định rõ thẩm quyền điều chỉnh hạn mức bảo hiểm tiền gửi trong một số trường hợp đặc biệt, như lạm phát trong thời gian dài, GDP tăng cao hoặc khủng hoảng…

Mức phí bảo hiểm tiền gửi hợp lý, phù hợp với rủi ro cũng đã được chúng tôi xây dựng và đề xuất lên Chính phủ trong Đề án Tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Trong đó, chúng tôi cũng đề nghị BHTG được tiếp cận các nguồn vốn đặc biệt trong những trường hợp đặc biệt để có nguồn vốn để xử lý một cách nhanh nhất khi rủi ro xảy ra.

Hà Tâm

đầu tư

Các tin tức khác

>   Bảo hiểm ngoại đi tắt vào Việt Nam (24/08/2011)

>   Đầu tư trong lĩnh vực bảo hiểm: Cơ hội và quan ngại (21/08/2011)

>   Bảo hiểm xã hội thành chủ nợ khổng lồ (20/08/2011)

>   Bảo hiểm nhân thọ: Lo xa hóa ra lợi gần (17/08/2011)

>   Bảo hiểm phi nhân thọ nỗ lực giảm tỷ lệ bồi thường (10/08/2011)

>   Tái xuất cạnh tranh bảo hiểm bằng can thiệp hành chính (03/08/2011)

>   Bảo hiểm phi nhân thọ: Sức ép từ nhiều phía (29/07/2011)

>   Mua bảo hiểm qua ngân hàng: Cân nhắc thiệt hơn (25/07/2011)

>   Bảo hiểm phi nhân thọ, chờ đợi những thay đổi lớn (20/07/2011)

>   Thị trường bảo hiểm: Áp lực cuối năm (18/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật