Chủ Nhật, 03/07/2011 08:01

Technical View – Thị trường: Tuần 04 - 08/07/2011

(Vietstock) – Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chi tiết thị trường Việt Nam (VN-Index, HNX-Index), thị trường Mỹ (Dow Jones), thị trường Châu Á (Nikkei 225) và thị trường Châu Âu (FTSE 100).

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Ngắn hạn: VN-Index – Vẫn có nhiều lý do để đi xuống hơn là đi lên. HNX-Index – Kỳ vọng đà giảm kìm hãm tại ngưỡng hỗ trợ 71.70, tương ứng Fibo 61.8%

VN-Index – Vẫn có nhiều lý do để đi xuống hơn là đi lên. Khối lượng giao dịch vẫn duy trì mức thấp chưa cho thấy VN-Index có sự thay đổi đủ mạnh để phá xu hướng giảm theo trung hạn. Kênh giá hiện tại của VN-Index vẫn là 420 – 450 bên dưới đường downtrend trung hạn.

Ở góc độ khác, theo trường phái mẫu hình thì khả năng VN-Index tiếp tục điều chỉnh rất lớn và có khả năng xuyên thủng vùng hỗ trợ 420 khi hội tụ đủ các yếu tố hoành thành mẫu hình cờ đuôi nheo hướng xuống (hình):

• Mẫu hình cờ đuôi nheo hướng xuống được hình thành sau 6 phiên dead-cat-bounce.

• Phiên giao dịch ngày 01/7/2011, giá giảm mạnh qua ngưỡng 430 và khối lượng giao dịch thấp (mẫu hình cờ đuôi nheo màu xanh).

• Giá mục tiêu đo theo mẫu hình là VN-Index 400.

Như đề cập trong báo cáo tuần trước, chúng tôi vẫn duy trì quan điểm VN-Index sẽ biến động trong kênh giá 420 – 450. Tuy vậy, khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp cùng với việc hoàn thành mẫu hình cờ đuôi nheo hướng xuống cho giá mục tiêu theo mẫu hình là 400, VN-Index vẫn có nhiều lý do để đi xuống hơn là đi lên.

HNX-Index – Kỳ vọng đà giảm kìm hãm tại ngưỡng hỗ trợ 71.70, tương ứng Fibo 61.8%. Chúng tôi có đề cập đến tầm quan trọng của mốc HNX-Index 74. Xuyên thủng ngưỡng 74 cho thấy HNX-Index đã re-test trendline thất bại nên nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì xu thế giảm.

Tuy vậy, theo lý thuyết Fibonacci, ngưỡng hỗ trợ 61.8% là ngưỡng hỗ trợ mạnh, trong trường hợp xuyên thủng ngưỡng 61.8%, khả năng về đáy 66 sẽ rất cao. Chính vì thế, ngưỡng 71.70 được chúng tôi kỳ vọng sẽ giảm bớt đà giảm của HNX-Index và việc “bắt dao rơi” sẽ rất rủi ro đối với những mã cổ phiếu có tính đầu cơ cao.

II. VIETSTOCK INDEX

VS 100: Cũng giống như các chỉ số HNX-Index và VN-Index, VS 100 cũng có sự sụt giảm đáng kể trong phiên giao dịch ngày 01/07/2011 (giảm 1.36%).

Tuy nhiên, sự sụt giảm này không quá lớn như các chỉ số chung nói lên rằng tình hình mặc dù xấu nhưng không thực sự quá bi quan.

Sự xuất hiện của mẫu hình nến spinning top và sự phục hồi khá mạnh vào cuối phiên cũng như sự gia tăng trong khối lượng cho thấy dù điều chỉnh nhưng khả năng phục hồi vẫn khá lớn. Vùng chống đỡ mạnh trong ngắn hạn là 58 – 59.5.

VS-Market Cap: VS-Large Cap tiếp tục dẫn đầu 3 tuần liên tiếp nhờ vào sự chống đỡ hết sức hiệu quả của EMA 20.

Các nhóm khác vẫn chưa thể thoát khỏi sự điều chỉnh mạnh do sức ép từ nhóm MA dài hạn. Nếu như trong các phiên đầu tuần sau, giá không có sự bứt phá lớn, khả năng test lại đáy cũ của VS-Small Cap, VS-Mid Cap và VS-Micro Cap là rất lớn.

 (*) VS 100, VS-Sector Index, VS-Market Cap là các chỉ số thuộc hệ thống VS-Index do Vietstock phát triển với nhiều ưu điểm nổi trội.

VS 100 được tính toán dựa trên 100 cổ phiếu dẫn đầu trên cả 2 sàn HoSE và HNX. Các cổ phiếu này được chọn lọc một cách kỹ lưỡng dựa trên các tiêu chí cơ bản, vốn hóa thị trường và có tính đại diện cho từng ngành...

VS 100 có trọng số tính toán dựa trên số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free floated), giúp khắc phục nhược điểm của hầu hết các bộ chỉ số trên thị trường hiện nay.

VS-Sector Index là hệ thống 24 Chỉ số Ngành do Vietstock xây dựng, cũng được dựa trên số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free floated).

VS-Market Cap gồm VS-Large Cap, VS-Mid Cap, VS-Small Cap và VS-Micro Cap giúp phân tích hướng đi của dòng tiền và hạn chế tín hiệu nhiễu của các chỉ số thị trường VN-Index và HNX-Index.

III. CHIẾN LƯỢC DANH MỤC ĐẦU TƯ

Tỷ trọng cổ phiếu tiếp tục nâng cao

Chênh lệch khối lượng mua bán trên sàn HNX trong tuần qua là 4.43 triệu đơn vị, với số lệnh đặt mua lớn hơn số lệnh đặt bán 12,846 lệnh. Trung bình lệnh mua (2,518 đơn vị/lệnh) vẫn nhỏ hơn so với trung bình lệnh bán khá nhiều (2,913 đơn vị/lệnh). Nhìn chung lực bán và lực mua khá cân bằng, nhưng càng về cuối tuần bên bán càng chiếm ưu thế, nhất là xét dưới góc độ trung bình lệnh.

Trên HOSE, lực cầu yếu hơn khi mà chênh lệch khối lượng mua bán là -8.79 triệu đơn vị, với số lệnh đặt mua nhiều hơn số lệnh đặt bán 5,450 lệnh. Trung bình lệnh mua (2,455 đơn vị/lệnh) thấp hơn so với trung bình lệnh bán (2,754 đơn vị/lệnh).

HNX: Tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HNX là: 56.23% cash/ 43.77% stocks.

Tỷ trọng tiền mặt của mô hình trên HNX tiếp tục suy giảm và tốc độ giảm ngày càng mạnh. Chúng tôi cho rằng đây là dấu hiệu rất tích cực. Tuy nhiên, sự đột biến chưa xuất hiện nên cần chờ đợi thêm vài phiên nữa để xem xét mua mạnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

HOSE: Mô hình Định lượng của chúng tôi đưa ra tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HOSE là: 52.15% cash/ 47.85% stocks.

Tương tự như HNX, tỷ trọng tiền mặt trên HOSE cũng giảm đáng kể. Điều này cho thấy sự thận trọng nên được giảm bớt và nên mua vào mạnh khi có đột biến giảm trong tỷ trọng tiền mặt.

IV. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DOW JONES, NIKKEI 225, FTSE 100

Dow Jones: Ngắn hạn – Hướng tới vùng 12,800 – 12,950 điểm. Dài hạn – Phá vỡ SMA 100

Như chúng tôi đã đề cập trong những bài phân tích trước, sau lần test thành công internal trendline và Fibo 261.8% cũng như phá vỡ EMA 10&20, DJIA đang hướng tới mục tiêu ngắn hạn là vùng 12,800 – 12,950 điểm.

Giới phân tích đang chờ đợi thêm tín hiệu mua từ cặp EMA 10&20 để xác nhận rằng giá đã thực sự đi vào giai đoạn tăng trưởng ngắn hạn.

Xu hướng ngắn hạn sẽ tiếp tục tích cực trong phiên cuối tuần.

Dài hạn: Sự phá vỡ SMA 100 đem lại một triển vọng mới tươi sáng hơn cho DJIA. Mặc dù cần thêm vài phiên nữa để có thể khẳng định đây không phải là một tín hiệu nhiễu nhưng việc dịch chuyển lên trên một yếu tố kháng cự quan trọng như SMA 100 cũng giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư rất lớn.

Nếu tiếp tục tăng trưởng trong các phiên tới, chúng tôi cho rằng việc hình thành một xu hướng tăng trưởng trong trung hạn là rất lớn.

Nikkei 225: Runaway gap xuất hiện

Runaway gap (hay còn gọi là continuation gap) là khoảng trống xuất hiện nối tiếp sau breakaway gap. Trong tuần trước một khoảng trống dạng breakaway gap xuất hiện giúp Nikkei 225 thoát khỏi vùng giao dịch dày đặc (congestion zone) kéo dài gần 4 tuần lễ.

Với tín hiệu mới lần này (runaway gap) giá có thể dễ dàng đạt đến vùng mục tiêu ngắn hạn là vùng 9,900 – 10,000 điểm.

FTSE 100: Có thể test lại vùng 6,000 – 6,150 điểm

Sự phục hồi của giá khá mạnh gây bất ngờ cho giới đầu tư. Với những cây nến dài (long candle) xuất hiện liên tiếp trong các phiên gần đây cho thấy khả năng test lại vùng kháng cự lịch sử 6,000 – 6,150 điểm đang ở mức cao.

Tuy nhiên, giới phân tích kỹ thuật quốc tế không đánh giá cao khả năng tạo đột biến của FTSE 100 khi mà các chỉ số momentum đã bắt đầu tiến gần về vùng overbought.

Trương Nguyễn Thế Bảo & Nguyễn Quang Minh

Các tin tức khác

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 04 - 08/07/2011 (02/07/2011)

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 27/06 - 01/07/2011 (25/06/2011)

>   Technical View – Thị trường: Tuần 27/06 - 01/07/2011 (26/06/2011)

>   Xu hướng kỹ thuật vàng, bạc, dầu và ngoại tệ tuần 18 – 25/06 (18/06/2011)

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 20 - 24/06/2011 (18/06/2011)

>   Technical View – Thị trường: Tuần 20 - 24/06/2011 (19/06/2011)

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 13 - 17/06/2011 (11/06/2011)

>   Technical View – Thị trường: Tuần 13 - 17/06/2011 (12/06/2011)

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 06 - 10/06/2011 (04/06/2011)

>   Technical View – Thị trường: Tuần 06 - 10/06/2011 (05/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật