Thứ Năm, 14/07/2011 08:48

Doanh nghiệp niêm yết nên có bộ phận quản lý rủi ro

Khó khăn vĩ mô đang khiến những DN niêm yết, CTCK xem nhẹ quản trị rủi ro bộc lộ "gót chân Asin" và đối mặt với nhiều khó khăn về: tỷ lệ nợ khó đòi cao, nguy cơ thua lỗ lớn, vòng quay dòng tiền chậm lại... Những khó khăn này sẽ được giảm thiểu nếu DN biết linh hoạt áp dụng những giá trị mới của bài học quản lý rủi ro (QLRR).

Tăng giá trị từ rủi ro

Tại hội thảo "Quản lý rủi ro và Hội đồng quản trị" do Công ty Tài chính quốc tế (IFC) và Sở GDCK Hà Nội (HNX) tổ chức ngày 11 và 12/7, Tổng giám đốc HNX Trần Văn Dũng nhìn nhận, suy thoái kinh tế thế giới những năm gần đây cho thấy những thất bại của hệ thống QLRR và quản trị rủi ro là hai nhân tố chính làm tổn thất giá trị của DN đối với các cổ đông, chủ nợ và các chủ thể liên quan. Bởi vậy, việc chấp nhận rủi ro là một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh, trong đó trách nhiệm của HĐQT là đặc biệt quan trọng nhằm thiết lập và thực hiện tốt hệ thống QLRR.

Theo các chuyên gia, do bắt buộc phải sống chung với rủi ro, nên các DN cần biết cách khai thác những khía cạnh tích cực, đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro để gia tăng giá trị. Giáo sư Oliviero Roggi, Chủ tịch Hội QLRR quốc tế cho rằng, hoạt động QLRR chỉ có thể làm tăng giá trị cho DN khi nó tác động đến dòng tiền, tốc độ tăng trưởng, độ dài của tốc độ tăng trưởng...

Nếu QLRR hiệu quả có thể làm tăng đòn bẩy hoạt động và tăng dòng tiền, qua đó hỗ trợ tích cực cho hoạt động của DN. Việc khai thác hiệu quả các yếu tố rủi ro còn giúp DN nâng cao tỷ lệ sinh lời trên vốn cổ phần đối với các khoản đầu tư mới. Để đạt mục tiêu này, các DN nên thực hiện 5 bước: lập danh mục tất cả các rủi ro mà DN phải đối mặt, trong đó đặc biệt chú ý tới các rủi ro đặc trưng của lĩnh vực mà DN hoạt động; cần quyết định những rủi ro nào cần và không phòng ngừa; đối với những rủi ro cần phòng ngừa, DN cần chọn những sản phẩm phòng vệ rủi ro phái sinh hay bảo hiểm; xác định những khía cạnh rủi ro có lợi thế so với đối thủ và thực hiện những bước đi chiến lược nhằm bảo đảm việc tận dụng rủi ro đó để giành lợi thế.

Nên có bộ phận QLRR rủi ro

Các chuyên gia khẳng định, một DN lớn mạnh bền vững, mang tầm cỡ toàn cầu đều không bao giờ bỏ qua hoạt động QLRR. Đừng lầm tưởng rằng, khi DN dễ dàng thoát khỏi những tác động tiêu cực từ các yếu tố rủi ro trong bối cảnh thị trường thuận lợi, thì họ không còn bị các yếu tố rủi ro đó chi phối, bởi thực tế chứng minh rủi ro bị bỏ qua là rủi ro bị giữ lại.

Để khai thác hiệu quả yếu tố rủi ro, các chuyên gia khuyến cáo, DN nên thành lập bộ phận chuyên trách QLRR. TS. Maxine Garvey, chuyên viên cao cấp về quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ của IFC gợi ý: việc thành lập một bộ phận chuyên trách như vậy giúp cho việc QLRR, đặc biệt là khai thác khía cạnh tích cực của các yếu tố rủi ro thường xuyên hơn, hiệu quả hơn. Muốn vậy, cần làm rõ trách nhiệm của bộ phận này, cũng như quy chế báo cáo, hoạt động, tiêu chuẩn các thành viên tham gia bộ phận QLRR.

Thành viên của bộ phận này phải là những người thực tế, lạc quan và có khả năng xoay xở tốt; có khả năng chấp nhận thất bại nhưng không sợ hãi hay phản ứng thái quá với các hậu quả theo sau đó. Họ có thể đưa ra quy định chính xác với thông tin hạn chế và không đầy đủ.

"Để đảm bảo tính hiệu quả của bộ phận QLRR, các DN cần xây dựng quy trình tuyển dụng nhân sự sao cho có thể đánh giá được các kỹ năng chuyên môn về xử lý khủng hoảng. Chấp nhận sự khác biệt văn hoá giữa người xử lý rủi ro giỏi với các nhân viên khác trong DN và tạo ra thách thức, sự say mê để giữ chân người xử lý rủi ro giỏi…", ông Torben khuyến nghị.

Hữu Đạo

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Halico bị phạt 20 triệu đồng vì không báo cáo kết quả phát hành (13/07/2011)

>   Thiếu vốn, SMA kêu gọi vay lại lãi trái phiếu, lãi suất 18% (12/07/2011)

>   247 DN nộp chậm BCTC quý I có thể bị phạt trên 12 tỷ đồng (11/07/2011)

>   Cổ đông lớn lạm quyền (11/07/2011)

>   DPM: Chất lượng BCTN hội nhập quốc tế (11/07/2011)

>   Đau đầu với công nợ (09/07/2011)

>   Ông Đặng Thành Tâm gặp khó tại Đại học Hùng Vương (09/07/2011)

>   Petrolimex có giá 1,3 tỉ USD (09/07/2011)

>   VIG đóng của phòng giao dịch tại Hà Nội (08/07/2011)

>   SFC: Cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp ngoài tầm kiểm soát (08/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật