Chủ Nhật, 26/06/2011 20:59

Thị trường tuần 27/06-01/07 dưới góc nhìn công ty chứng khoán

(Vietstock) - Trong ngắn hạn, chưa có yếu tố nào hỗ trợ cho sự trở lại của dòng tiền trên thị trường. Tuy nhiên, tuần giao dịch cuối tháng 6 là tuần mà các NĐT nước ngoài sẽ đẩy mạnh giao dịch nhằm làm đẹp hệ số NAV. Quy mô giao dịch trên thị trường sẽ được cải thiện hơn nhiều do được sự hỗ trợ từ dòng tiền của các NĐT nước ngoài.

Lạm phát là rào cản lớn

Công ty Chứng khoán ACB (ACBS): Mức tăng CPI 1.09% của tháng 6 năm nay vẫn tương đối là cao so với hai năm vừa qua và có thể điều này khiến cho nhà đầu tư lo lắng.

Bên cạnh đó, lạm phát thường có xu hướng tăng mạnh vào những tháng cuối năm, đặc biệt là nếu Chính phủ cho phép tăng giá điện từ ngày 01/08 tới. Nếu kịch bản tăng giá cuối năm xảy ra, thì mục tiêu lạm phát ở mức 15% sẽ khó khả thi và có khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ phải mạnh tay hơn trong việc duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Điều đó sẽ có nhiều tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, trong một mặt tích cực, Mỹ và một số quốc gia tiêu thụ dầu nhiều của thế giới đã quyết định mở kho dự trữ chiến lược và bán 60 triệu thùng dầu. Đây là lần mở kho dự trữ lớn nhất kể từ sau vụ bão Katrina năm 2005. Sau khi tin này công bố, giá dầu thế giới giảm 4,8% và nhiều NĐT thế giới dự báo giá dầu sẽ còn tiếp tục giảm mạnh trong thời gian tới. Việc giá dầu thế giới giảm có khả năng giúp giá dầu trong nước điều chỉnh trong mấy tháng tới.

Vietstock nhận định:

VN-Index – Biến động đi ngang. VN-Index vẫn đang trong xu thế đi xuống khi biến động bên dưới đường xu hướng như trong đồ thị. Khối lượng khớp lệnh thể hiện sự biến động (volatility) và chúng tôi cho rằng khối lượng lớn hơn 30tr/ phiên mới đủ để VN-Index tạo biến động thay đổi xu thế.

HNX-Index – Rủi ro từ MACD đang lớn dần. Trong các báo cáo gần đây, chúng tôi có đề cập đến tầm quan trọng của mốc 74 đối với HNX-Index, khi mốc này hội tụ các góc độ khác nhau trong PTKT (Xem chi tiết).

Nếu điều này xảy ra thì nó sẽ làm giảm áp lực lạm phát trong những tháng cuối năm, giúp cho kinh tế cũng như chứng khoán phục hồi.

Quy mô giao dịch sẽ được cải thiện

CTCP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VISE): Một số thông tin liên quan đến kinh tế vĩ mô đã được công bố cho thấy có phần cải thiện hơn thời gian trước, nhưng điều này vẫn chưa thể làm cho dòng tiền vào thị trường có chuyển biến tích cực.

Theo quan sát, có lẽ các NĐT ngắn hạn đang e ngại về dòng tiền trên thị trường sẽ tiếp tục giảm mạnh khi mà thời hạn các ngân hàng thương mại (NHTM) phải giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất (chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng) về mức 22% đang đến gần (ngày 30/6/2011).

Chính vì nguyên nhân này đã làm cho các NĐT luôn giao dịch trong tâm lý thận trọng. Tuy nhiên, vấn đề về thời hạn trên không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Bởi vì, các CTCK thường huy động vốn từ các NHTM để tài trợ vốn cho NĐT, nhưng các khoản vay này chủ yếu là vay theo hình thức ngắn hạn.

Các CTCK có nghĩa vụ hoàn trả lại các khoản vay này khi đáo hạn, điều này không phải chờ đến thời hạn cuối tháng 6 mà việc hoàn trả đã được thực hiện dần trong thời gian qua, thực tế này làm cho áp lực phải hoàn trả vào thời điểm 30/06/2011 đã giảm đi rất nhiều. Thật vậy, nhiều mã chứng khoán trên 2 sàn đã liên tục giảm điểm trong các phiên giao dịch của tháng 5, diễn biến tiêu cực này ngoài nguyên nhân là do thị trường không nhận được sự hỗ trợ từ các yếu tố vĩ mô còn một nguyên nhân khác quan trọng hơn đó là động thái bán mạnh cổ phiếu của các NĐT để thu hồi nợ của các CTCK.

NĐT nước ngoài vẫn liên tiếp bán ròng trên sàn TPHCM. Tính đến phiên cuối tuần này, NĐT nước ngoài đã có chuỗi bán ròng 3 tuần liên tiếp trong tháng 6. Ngoài những tác động xấu đến từ diễn biến nợ công Hy Lạp, các NĐT nước ngoài hiện cũng đang thận trọng hơn đối với thị trường Việt Nam trong bối cảnh các yếu tố vĩ mô chưa thực sự phát đi tín hiệu tích cực.

Trong ngắn hạn, chưa có yếu tố nào hỗ trợ cho sự trở lại của dòng tiền trên thị trường. Tuy nhiên, tuần giao dịch cuối tháng 6 là tuần mà các NĐT nước ngoài sẽ đẩy mạnh giao dịch nhằm làm đẹp hệ số NAV. Theo VIS, quy mô giao dịch trên thị trường sẽ được cải thiện hơn nhiều do được sự hỗ trợ từ dòng tiền của các NĐT nước ngoài.

Môi trường ưa thích của đầu cơ ngắn hạn

CTCP FPT (FPTS): Với diễn biến thiếu tích cực trong tuần qua, quá trình điều chỉnh giảm sau đợt tăng nóng của cả hai chỉ số dường như vẫn đang tiếp tục. Đối chiều với các diễn biến lịch sử của VN-Index có thể thấy được một sự tương đồng khá lớn giữa biến động hiện nay với giai đoạn tháng 9 -11/2010. Cụ thể, VN-Index liên tục điều chỉnh giảm nhẹ và đi ngang khoảng 8 tuần trong biên độ hẹp khoảng +/-20 điểm (từ 440-460 điểm). Giai đoạn này chứng kiến sự dè dặt của lực mua nhưng cũng không có dấu hiệu bán tháo và đột biến của bên bán do tâm lý chờ đợi các thông tin vĩ mô nhạy cảm được công bố.

Thời điểm hiện tại sự thận trọng cũng đang diễn ra trong suốt 3 tuần qua, trước thời điểm công bố kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của trong quý 2/2011 và đặc biệt là kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết.

Trong bối cảnh thông tin đa chiều và phân hóa mạnh thì sự thận trọng sẽ còn tiếp tục và tạo sự trạng thái lình xình và đi ngang đối với sự vận động của VN-Index. Với diễn biến ổn định của chỉ số chứng khoán sẽ là môi trường ưa thích của dòng tiền đầu cơ ngắn hạn hay các nhóm lướt sóng tham gia thị trường.

Nên lướt sóng những mã có sẵn

CTCK Rồng Việt (VDS): Mức tăng CPI tháng 6/2011 đạt 1.09%, chỉ bằng 1/2 tốc độ tăng của tháng 5 và là tháng có mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm. Ngoài ra, tỷ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất chốt đến ngày 17/06 chỉ còn chiếm 16.92%. Với kết quả này, áp lực về việc thu hồi nợ vay chứng khoán đến 30/06 sẽ không còn căng thẳng như giai đoạn cuối tháng 5/2011.

Do đó, mối quan ngại về một đợt suy giảm tương tự cũng tạm thời được loại bỏ. Lạm phát hạ nhiệt và lãi suất huy động đang có chiều hướng giảm nhẹ là tín hiệu tích cực thứ hai. Như vậy, hai yếu tố có tác động mạnh đến tâm lý NĐT trong nửa đầu năm đã phần nào được cải thiện theo chiều hướng tích cực.

Ngoài ra, tình trạng nhập siêu tháng 6 được kỳ vọng cũng sẽ cải thiện nhờ việc đẩy mạnh xuất khẩu vàng nữ trang, sản phẩm đá và kim loại quý. Tuy nhiên, xét về trung hạn, áp lực nhập siêu vẫn còn rất lớn do dự báo nhập khẩu xăng dầu khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm ngừng hoạt động. Định hướng thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tiết kiệm chi tiêu công kéo dài đến năm 2012 là nhân tố khác góp phần cản trở sự tham gia của dòng tiền đầu tư chứng khoán.

Mặc dù các thông tin vĩ mô tiếp tục xu hướng ủng hộ thị trường song dòng tiền tham gia vẫn chưa tỏ dấu hiệu mạnh lên. Sự tăng điểm trên HNX không đi đôi với việc cải thiện thanh khoản mang đến nhiều lo ngại về sự thiếu bền vững của phiên tăng điểm này. Để tránh rủi ro T+, NĐT lướt sóng chỉ nên tham gia giao dịch với những mã có sẵn trong danh mục. 

Thanh Nụ tổng hợp

Các tin tức khác

>   Margin, những tác động từ quy chế mới (25/06/2011)

>   PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Bất động sản, chứng khoán là những rủi ro tiềm ẩn (24/06/2011)

>   Chuyển từ quỹ đóng sang mở không đơn giản (24/06/2011)

>   Thị trường ngày 24/06 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (23/06/2011)

>   ACBS: Nhiều khả năng VN-Index bứt phá trong các phiên tới (23/06/2011)

>   Giao dịch ký quỹ khó triển khai từ 1/8 (23/06/2011)

>   Thị trường ngày 23/06 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (22/06/2011)

>   Cơ hội nào ở quý III? (22/06/2011)

>   Thị trường ngày 22/06 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (21/06/2011)

>   Thị trường chứng khoán Việt Nam cần trụ cột lâu dài (21/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật