Thứ Ba, 21/06/2011 06:58

Thị trường chứng khoán Việt Nam cần trụ cột lâu dài

"Các dấu hiệu lãi suất, tỷ giá hối đoái… cho thấy thị trường chứng khoán sẽ sớm phục hồi trở lại nhưng xét ở góc độ phát triển về lâu dài vẫn cần những trụ cột là các nhà đầu tư lớn nước ngoài" - nhận định của TS Lê Xuân Nghĩa – Phó Chủ tịch UB Giám sát Tài chính Quốc gia.

Lãi suất sẽ giảm mạnh

TS Lê Xuân Nghĩa cho biết, các công cụ chống lạm phát sẽ có tác dụng từ tháng thứ 4 và 5 trở đi, do đó lạm phát tháng 6 sẽ giảm có thể chỉ bằng1/2 tháng 5. Theo TS Lê Xuân Nghĩa lãi suất (LS) huy động và cho vay sẽ giảm mạnh trong một vài tháng tới tuy nhiên hiện các ngân hàng (NH) đang còn chờ nhau “xuống thang” vì sợ mất khách.

Trong khi đó, lãi suất quá cao 23-25% khiến các doanh nghiệp không vay, NH huy động rồi để đấy và hoặc cho vay thì nhiều NH hết room tín dụng do đó vừa qua các NHTM đã mua hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (TPCP) 12,6% rồi chiết khấu tại thị trường mở 14-15% cho đỡ lỗ.

Ngoài ra, đường cong lãi suất chuẩn của thị trường tài chính (lãi suất trái phiếu Chính phủ), đường cong đó có chỉ báo rất rõ ràng đó là vào khoảng 12-13%. “Chúng tay hy vọng LS huy động trong vòng vài tháng tới có thể xuống mức 14%, LS cho vay có thể xuống 17-18% và tiếp tục giảm”, TS Nghĩa nói. Trong khi lãi suất thị trường liên NH giảm rất sâu xuống tới 11%, đó cũng là lý do khiến lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm mạnh.

Theo TS Nghĩa ảnh hưởng của việc thắt chặt cung tiền quá mức làm cho doanh nghiệp không vay không đầu tư tức là sản lượng đi xuống, GDP giảm vì vậy phải tạo ra một mức tối ưu giữa việc duy trì tốc độ cung tiền hàng quý tương thích chu kỳ kinh doanh và nuôi dưỡng các doanh nghiệp cho đến khi nào LS giảm, doanh nghiệp có thể nhanh chóng hoạt động trở lại được.

Tuy nhiên, TS Nghĩa cũng đưa ra cảnh báo nếu nới lỏng tiền tệ quá mức không khéo toàn bộ công lao thắt chặt 5 tháng vừa rồi sẽ xuống sông xuống biển.

Tỷ giá hối đoái ổn định

Về tỷ giá hối đoái, TS Nghĩa cho rằng năm nay chỉ biến động một vài % và đó là không đáng kể và thời gian biến động phải từ quý 4 trở đi nhưng lo ngại cung ảo về ngoại tệ.

TS Nghĩa giải thích, “Về tỷ giá hối đoái khá ổn định vì đồng tiền Việt Nam trở nên khan hiếm hơn do chúng ta không in ra, không phát hành. Thứ hai là do cung ảo về ngoại tệ đang tăng lên, các doanh nghiệp vay ngoại tệ bán và thu về tiền đồng ( vì tiền đồng khan hiếm) nhưng đến cuối năm phải thanh toán các khoản nợ NH thì cung ảo này trở thành cầu thật và đó là điều chúng ta phải cảnh giác”.

Thông tin tốt mà TS Nghĩa đưa ra đó là năm nay cán cân thanh toán sẽ dương khoảng 1 tỷ USD và sai sót là rất thấp.

“Năm 2009 chúng ta mất trên 9 tỷ USD dữ trữ ngoại tệ, 2010 chúng ta mất 3 tỷ USD dự trữ ngoại tệ chủ yếu do lỗi sai sót này. Năm nay, dự đoán chúng ta có sai sót rất thấp và cán cân thanh toán sẽ dương (+). Còn theo chúng tôi dự báo năm nay là +1 tỷ USD”, TS Nghĩa nói.

Theo TS Nghĩa có lỗi sai sót này là do nhập lậu vàng vào Việt Nam một khối lượng rất lớn. Hiện nay, giá vàng trong và ngoài nước đã gần tương đương nên năm nay không có chuyện nhập lậu vàng.

Như vậy sức ép của cán cân thanh toán đối với tỷ giá hối đoái khá nhỏ nhưng nguy cơ thâm hụt thương mại có dấu hiệu tăng lên do kiều hối giảm, đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài tăng không đáng kể.

“Ngoài ra, năm nay hy vọng cán cân thanh toán quốc tế dương trở lại như những năm trước khủng hoảng tài chính. Như vậy, sức ép của cán cân thanh toán quốc tế đối với tỷ giá không còn lớn”.

Theo TS Nghĩa thì tỷ giá hối đoái tham dự vào khoảng 35% - 40% tăng hoặc giảm của chỉ số chứng khoán. Nếu theo dõi trong vòng 9 năm thì tỷ lệ mà tỷ giá hối đoái quyết định chiều hướng biến động của chỉ số chứng khoán lên tới 35%.

Từ nay đến cuối năm cần cảnh giác các điểm, thứ nhất rất có thể cung ảo trở thành cầu thực khi doanh nghiệp mua USD trả nợ NH. Vấn đề thứ hai, khan hiếm tiền đồng duy trì bao lâu nhưng nếu nới lỏng quá mức cũng có thể làm tỷ giá hối đoái biến động đi lên.

TTCK phục hồi từ giữa quý 3

Về thị trường chứng khoán theo TS Nghĩa dự đoán sẽ đi lên khoảng từ giữa quý 3 và phục hồi mạnh vào quý 2.2012. Theo TS Nghĩa thì biên độ dao động của TTCK Việt Nam đang bị thu hẹp và nhọn lại và liệu TTCK biến động chu kỳ sẽ sụp đổ hay đi lên ? Theo TS Nghĩa chia sẻ qua trao đổi với một số chuyên gia quốc tế kinh tế thế giới đang phục hồi. TTCK Việt Nam đang ở tuần thay đổi chu kỳ giữa đường xu thế bắt đầu có chiều hướng thay đổi và đường biên thu hẹp tới mức không thể thu hẹp được nữa.

“Trong khi đó lãi suất bắt đầu giảm, nó sẽ tác động tới 46% tăng giảm của TTCK phần còn lại là của chính sách khác. Một số khó khăn trong quá trình hồi phục TTCK là cho vay BĐS, cho vay CK vì thế cần có đề án phục hồi thị trường CK riêng, đề án riêng để lành mạnh hoá phục hồi thị trường BĐS không để quá nóng quá lạnh cần phải quản lý minh bạch rõ ràng hơn”, TS Nghĩa nói.

Sau đó cần tiến hành trên tổng thể một dự án lớn đó là tái cấu trúc thị trường tài chính trong đó tái cấu trúc NHTM, tái cấu trúc hệ thống chính sách.

4 điều cần lưu ý đối với TTCK mà TS Nghĩa chia sẻ đó là đó là TTCK Việt Nam cần một trụ cột lâu dài như vậy phải có mặt các nhà đầu tư lớn của thế giới mà cho đến nay chúng ta chưa thấy xuất hiện tầm cỡ như Goldman Sachs, BlackStone... Những nhà đầu tư này cần cổ phiếu lớn ví dụ như viễn thông, Việt Nam Airline …. Họ vào nắm giữ cổ phiếu lớn họ mới làm trụ cột được.

“Thứ hai TTCK cần mở thêm room cho nhà đầu tư nước ngoài vào nhiều mới tạo ra sóng và khi có sóng các nhà đầu tư ngắn hạn VN lướt sóng mới tạo ra thanh khoản như vậy toàn bộ thị trường mới có thể phục hồi nhanh được”, TS Nghĩa nói.

“Ngoài ra, là một số thông lệ về thanh toán cũng như một số quy phạm pháp luật giám sát thị trường minh bạch, rõ ràng hơn. Chúng tôi hy vọng Chính phủ có một đề án và quyết liệt như vậy thì sẽ có một TTCK tăng trưởng ổn định và lâu dài còn không vài ba năm lại sụt sùi, các nhà đầu tư mất mát rất lớn”.

Vũ Hải ghi

LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   Thị trường ngày 21/06 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (20/06/2011)

>   Thị trường tuần 20-24/06 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (19/06/2011)

>   Quan hệ nhà đầu tư (IR) và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (18/06/2011)

>   “CTCK tự giải thể là hoạt động bình thường” (17/06/2011)

>   Thị trường ngày 17/06 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (16/06/2011)

>   Thị trường ngày 16/06 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (15/06/2011)

>   "Thu thuế GTGT sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều công ty chứng khoán" (15/06/2011)

>   Thị trường ngày 15/06 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (14/06/2011)

>   Thị trường ngày 14/06 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (13/06/2011)

>   TTCK: Sự trở lại của con gấu? (13/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật