07/06: Bản tin 20 giờ qua
(Vietstock) – Tin vui cho thị trường chứng khoán và bất động sản khi tháng 6 này, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) để phân tích, đánh giá về tình hình hoạt động của hai thị trường này và, đề xuất giải pháp tổ chức, quản lý sao cho có hiệu quả. Nhưng trong thời điểm này, có hai ý kiến trái ngược nhau về dòng tiền có hay không vào thị trường chứng khoán.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN:
* Chứng khoán và bất động sản sắp được cứu? Tháng 6 này, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phân tích, đánh giá và báo cáo Chính phủ về tình hình hoạt động của thị trường bất động sản, chứng khoán, đồng thời đề xuất giải pháp tổ chức, quản lý phù hợp nhằm phát triển ổn định, có hiệu quả hai thị trường này, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Xem thêm
Vietstock Daily 07/06: Mặt bằng giá sẽ không dao động quá lớn
Áp lực chốt lời sẽ vơi đi trong những phiên tới. Khả năng thị trường tiếp tục giảm sâu đã giảm đi khá nhiều và mặt bằng giá sẽ không còn dao động quá lớn. Xem thêm |
* Dòng tiền nóng đã quyết định vào cuộc: Những thông tin được cập nhật vào đầu tháng Sáu về chế độ margin và mở nhiều tài khoản, tuy không phải là động thái mới mẻ và dường như chỉ là động tác hợp thức hóa những gì đã diễn ra trong thực tiễn, nhưng cũng lan truyền với tốc độ tên lửa và càng làm cho nhà đầu tư phấn khích với tư thế mua vào. Xem thêm
* Chưa đủ điều kiện để dòng tiền vào TTCK: Dù lạm phát theo tháng có dấu hiệu giảm, nhưng không có nghĩa là lãi suất sẽ giảm, vì chu kỳ thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát lần này phải kéo dài, đủ liều lượng để trị dứt điểm lạm phát. Xem thêm
* Thị trường chứng khoán cần thuốc “an thần”: Rất nhiều người cho rằng, sự sụt giảm của giá cổ phiếu trong giai đoạn từ đầu năm 2011 đến nay là do việc bán chứng khoán của các CTCK. Tuy nhiên, sâu xa hơn thì nguyên nhân chính lại là sự thay đổi của các yếu tố vĩ mô gây ra các thay đổi trong lực cung và cầu trên TTCK. Chính sự thay đổi vĩ mô đã buộc các CTCK bán chứng khoán và gia tăng lực cung trên thị trường. TTCK sẽ "ngừng rơi" và tìm được điểm cân bằng khi có sự ổn định kinh tế vĩ mô. Xem thêm
* Ứng xử với giải chấp cổ phiếu: Số lượng cổ phiếu giải chấp vẫn là ẩn số. Các CTCK, đằng sau là các NHTM, cũng đã hết thời hạn và nguồn lực để có thể khoanh, giãn nợ, hạn chế giải chấp cổ phiếu cầm cố, repo. Thị trường bắt đầu có sự phân hóa giữa các nhóm đầu tư... Xem thêm
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT:
* Áp lực lợi nhuận lên ngân hàng nhỏ ngày một lớn: Không ít nhà băng quy mô nhỏ đang đứng trước thách thức khó hoàn thành chỉ tiêu đưa ra. Trong khi đó, tỷ lệ cổ tức năm 2011 đã được các nhà băng “hứa” với cổ đông, dù ở mức khiêm tốn. Xem thêm
* Doanh nghiệp điện khó tổ chức ĐHĐCĐ vì EVN : Sau nhiều lần trì hoãn kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ năm 2011, hiện nhiều DN ngành điện vẫn chưa thể đưa ra thời điểm tiến hành ĐHĐCĐ do chưa đàm phán xong giá bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Xem thêm
* HAG: Bầu Đức khẳng định với số dư tiền mặt 3,400 tỷ đồng hiện có, cộng thêm 55 triệu USD (khoảng 1,155 tỷ đồng) đầu tư vào ngành cao su của Temasek thì HAG sẽ có 4,555 tỷ đồng, đủ nguồn vốn cho đầu tư đến hết năm 2012, bất chấp những khó khăn do thắt chặt tín dụng trong nước. Xem thêm
* PHR lãi 342.6 tỷ đồng trong 5 tháng, bằng 56% kế hoạch năm. Xem thêm
* FMC: Doanh số 5 tháng đạt 26.6 triệu USD, tăng 69% so với cùng kỳ năm 2010. Xem thêm
* Vì sao STB đăng ký bán 9.42 triệu cổ phiếu SBS?. Xem thêm
* VND: Tài chính IPA đã bán 3 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 16.44% vốn. Xem thêm
* TTF: Quỹ đầu tư Việt Nam lướt sóng 1 triệu cổ phiếu. Xem thêm
* TNT: Chủ tịch HĐQT đăng ký bán 1.7 triệu cổ phiếu từ ngày 09/06. Xem thêm
* SHS không còn là cổ đông lớn của PVA khi tỷ lệ sở hữu chỉ còn 4.76% vốn. Xem thêm
* SAM đã bán toàn bộ 1.08 triệu cổ phiếu quỹ. Xem thêm
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
* Tháng 5: Tiền gửi VND tăng, ngoại tệ giảm: Tính đến 19/05, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 0.56% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VND tăng 1.32%, tiền gửi bằng ngoại tệ giảm 1.96%. Xem thêm
* Kỳ vọng dòng vốn VND: Việc NHNN liên tiếp ban hành các văn bản nhằm điều tiết thị trường ngoại tệ cho thấy những giải pháp này sẽ góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, chống tình trạng đô la hóa. Nhưng trước mắt nhiều NHTM thừa nhận, cửa tăng tín dụng vốn đã khó càng khó hơn. Xem thêm
* Ngân hàng “bơm” tiền qua hình thức “tài trợ thương mại”: Dù không ít ngân hàng vẫn đang trong cảnh đói vốn, nhưng trong thời gian qua, không ít dự án tốt vẫn đang nhận được những nguồn vốn ưu đãi từ các ngân hàng thương mại. Xem thêm
VĨ MÔ ĐẦU TƯ:
* 3 tháng triển khai Nghị quyết 11: “Kiểm nghiệm” hiệu lực: Ở góc độ tiền tệ, nhiều con số chỉ dao động biên độ hẹp so với thời điểm trước khi ban hành Nghị quyết 11, cho thấy những tác động mạnh tay từ phía Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt với hai chỉ tiêu: tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2 và tín dụng. Xem thêm
* Tại sao Việt Nam lại nhập siêu mạnh từ Trung Quốc? Trong năm 2010, cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc thâm hụt 12.7 tỷ USD, gần bằng với giá trị nhập siêu của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Cũng trong bốn tháng đầu năm 2011, giá trị nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc tiếp tục tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2010 và đạt khoảng 7.1 tỷ USD, trong khi xuất khẩu chỉ có gần 3 tỷ USD. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối trên? Xem thêm
* Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang ngồi chờ “chết”: Sắp tới khi ngân hàng đưa tín dụng phi sản xuất về mức 16% vào cuối năm thì nhiều dự án sẽ chao đảo. Xem thêm
* Giá thép trong nước sẽ không tăng đột biến: Giá thép ở thị trường trong nước đang giảm nhiều do ảnh hưởng của giá phôi thép, thép phế trên thị trường thế giới giảm và bên cạnh đó là do thép trong nước phải cạnh tranh với thép nhập khẩu từ Trung Quốc và Đông Nam Á. Xem thêm
* Ý kiến về áp thuế xuất khẩu 3% lên phôi thép. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, có ý kiến về đề xuất của Bộ Tài chính áp mức thuế xuất khẩu 3% cho phôi thép và sản phẩm thép trong nước xuất khẩu. Xem thêm
THẾ GIỚI:
* Giảm phiên thứ tư liên tiếp, S&P 500 xuống dưới 1,300 điểm: Chứng khoán Mỹ giảm điểm phiên thứ 4 liên tiếp trong ngày thứ Hai do dà rớt giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng và năng lượng. Mối lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế tiếp tục tác động đến thị trường và đẩy S&P 500 xuống dưỡi ngưỡng kỹ thuật quan trọng 1,300 điểm. Kết thúc ngày giao dịch, Dow Jones giảm 61.30 điểm (0.5%) xuống 12,089.96 điểm, S&P 500 rớt 13.99 điểm (1.1%) xuống 1,286.17 điểm, Nasdaq hạ 30.22 điểm (1.1%) xuống 2,702.56 điểm.
* Bất ổn kinh tế kéo vàng tăng nhưng đẩy dầu xuống dưới 100 USD/thùng: Nỗi lo lắng về sức mạnh phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đã đem lại đà tăng cho giá vàng trong ngày thứ Hai. Giá bạc và palladium cũng phục hồi nhưng giá dầu lại rớt xuống dưới 100 USD/thùng. Giá vàng giao tháng 8 trên sàn COMEX tại New York tăng 4.80 USD/oz (0.3%) lên 1,547.20 USD/oz. Giá bạc giao tháng 7 tiến 59 cent (1.6%) lên 36.78 USD/oz. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7 trên sàn NYMEX giảm 1.21 USD/thùng xuống 99.01 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 23/05.
* Thay đổi Thủ tướng ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng tín nhiệm Nhật Bản: Moody’s cảnh báo khả năng thay thế thủ tướng trong thời gian tới của Chính phủ Nhật Bản có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng tín nhiệm của nước này. Xem thêm
Phú Long thực hiện
|