Thứ Hai, 06/06/2011 07:01

06/06: Bản tin đầu tuần 

(Vietstock) - Việc Chính phủ hạ chỉ tiêu tăng trưởng đồng thời nâng tỷ lệ lạm phát năm 2011 lên 15% khiến nhiều nhà đầu tư khá thất vọng bởi nỗ lực chống lạm phát của Chính phủ từ đầu năm dường như chưa mang lại kết quả như mong đợi. Ở tầm vi mô, các ngành kinh tế như bất động sản, sắt thép, thủy sản đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

VĨ MÔ – ĐẦU TƯ

* Chính phủ đặt mục tiêu GDP 6%, kiềm chế CPI ở mức 15 %. Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kiên định thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 11/NQ-CP, tập trung chỉ đạo, điều hành để kiểm soát lạm phát năm 2011 ở khoảng 15%, tăng trưởng GDP đạt 6%. Xem thêm

* WB: ‘Kinh tế Việt Nam đã qua giai đoạn khó khăn nhất’. Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng lạm phát sẽ chạm đỉnh vào tháng 6 và có xu hướng giảm dần về cuối năm. Việt Nam có thể lấy lại tốc độ tăng trưởng khoảng 7.5% kể từ sau 2012. Xem thêm

Vietstock Weekly 06 – 10/06: Điều chỉnh để tiếp tục phục hồi?

Quan điểm của chúng tôi cho rằng hiện tại áp lực giải chấp không còn lớn, trong khi đó yếu tố vĩ mô dù còn nhiều bất ổn nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu tích cực. Thêm vào đó, Thông tư 74 tiếp tục tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư. Do vậy, thị trường có nhiều cơ hội để dùy trì đà phục hồi. Xem thêm

Chuyển đổi đất công nghiệp. Vài năm qua, một loạt dự án bất động sản đã được triển khai tại các khu đất vốn là cơ sở công nghiệp phải di dời của Hà Nội. Tiếp cận các khu đất này không đơn giản, nhưng một khi đã tiếp cận được, lợi ích thu được là rất lớn. Xem thêm

* Tìm vốn cho bất động sản. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô còn nhiều rủi ro tiềm ẩn, dòng tiền vào thị trường ngày càng thắt chặt… việc tìm nguồn vốn cho thị trường bất động sản (BĐS) tiếp tục là bài toán khó cho các nhà đầu tư (NĐT). Xem thêm

* Nhà đầu tư thép nhận trái đắng. Thông tin sẽ có thêm 9 dự án trong ngành thép đi vào hoạt động trong năm 2011 và 4 dự án khác vào năm 2012, trong đó có không ít dự án sản xuất thép xây dựng, khiến quan hệ cung cầu mặt hàng này càng trở nên mất cân đối. Xem thêm

* Thép xây dựng ế ẩm. Nhiều điểm kinh doanh thép xây dựng đang phải bán với giá thấp hơn giá xuất xưởng của hãng thép để cắt lỗ. Xem thêm

* Được trích quỹ bình ổn bù đắp cho giá điện. EVN được phép trích từ quỹ để bình ổn giá điện. Sau khi trích quỹ, giá bán điện bình quân tính toán vẫn tăng trên 5% thì EVN được phép điều chỉnh giá bán điện ở mức 5%. Xem thêm

* Căng thẳng tôm nguyên liệu. Nỗi lo thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu bắt đầu xuất hiện từ trung tuần tháng 4/2011 do thời tiết nắng nóng bất thường. Xem thêm

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

* 14 điều cần nhớ của Thông tư 74. Thông tư 74 có thể xem là một bước ngoặt phát triển của TTCK Việt Nam sau 10 năm thành lập. Trong lúc chờ đợi các hướng dẫn cụ thể hơn, có 14 điều cần nhớ từ Thông tư này. Xem thêm

* VAFI đề xuất lập quỹ đền bù tài sản cho nhà đầu tư chứng khoán. Khuyến nghị của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), Ủy ban chứng khoán cần khẩn trương nghiên cứu trình Chính phủ ban hành cơ chế thành lập và hoạt động Quỹ đền bù tài sản cho nhà đầu tư.

Nếu như không triển khai thực hiện, bất kỳ hiện tượng mất mát tài sản nào của nhà đầu tư do một số nhân viên công ty chứng khoán gây ra thì Chủ tịch UBCKNN phải chịu trách nhiệm đền bù. Xem thêm

* Lãi suất bớt căng, cơ hội cho chứng khoán. Ngân hàng bắt đầu bớt căng thẳng nguồn tiền so với trước, áp lực cuộc đua lãi suất cũng phần nào dịu hơn. Động thái này đang mở ra hy vọng cho thị trường chứng khoán. Xem thêm

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

* Ngân hàng vay ‘nóng’ rẻ hơn huy động. Lãi suất cho vay thực tế trên thị trường liên ngân hàng đã giảm xuống dưới 17% một năm cho kỳ hạn một tháng. Trong khi đó, nếu huy động từ dân cư, các nhà băng phải trả cao hơn mức này. Xem thêm

* 'Liên hoàn cước' chống đô la hóa của NHNN. Việc Ngân hàng Nhà nước đầu tháng 6 này đồng thời tung ra nhiều biện pháp nhằm loại bỏ tình trạng USD hóa trong nền kinh tế  được giới chuyên gia đánh giá là rất chủ động, linh hoạt và triệt để. Xem thêm

* Có nhiều tiền, ngân hàng cũng không biết cho ai vay. Hiện nay, tăng trưởng tín dụng dưới 20%, vì vậy các ngân hàng đã có vốn điều lệ 3,000 tỷ thì cũng rất loay hoay không biết cho vay ở đâu. Xem thêm

DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

* VKP: Nhà nước không để doanh nghiệp phá sản. Với tư cách đại diện phần vốn Nhà nước, ông Nguyễn Văn Trực khẳng định để chăm lo cho đời sống gần 300 công nhân đang làm việc tại công ty, Nhà nước dứt khoát không để VKP phá sản. Xem thêm

* DN nhựa niêm yết: Những dấu hiệu khả quan trong quý 2. Áp lực từ lãi suất tăng cao và giá nguyên liệu bất ổn đã khiến lợi nhuận các doanh nghiệp nhựa niêm yết không như mong muốn mặc dù doanh thu trong kỳ có tăng. Tuy nhiên, những tháng tiếp theo của năm được kỳ vọng có nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ doanh nghiệp nhựa tạo đà đi lên. Xem thêm

* VSH. Tính đến cuối tháng 5, Công ty sản xuất được 432 triệu kWh điện, ước đạt hơn 223 tỷ đồng doanh thu. Xem thêm

* VGS: Không lỗ đã là thành công: "Một trong nhiều giải pháp đối phó với tình trạng lãi suất cao hiện nay là để hàng tồn kho ít và đôn đốc khách hàng thanh toán tiền đúng hạn", bà Nguyễn Thị Nhi, Kế toán trưởng cho biết. Xem thêm

* VMG: 4 tháng đầu năm có thể lỗ 1 tỷ đồng. Xem thêm

* MCG mua thêm 2.19 triệu cổ phiếu quỹ từ 08/06

* FPT Uỷ viên HĐQT đăng ký bán 2 triệu cp từ 09/06

* TDH đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu quỹ từ 13/06

TÀI CHÍNH THẾ GIỚI

* Thị trường việc làm Mỹ tăng trưởng chậm nhất trong 8 tháng. Các nhà tuyển dụng Mỹ tạo ra số việc làm ít nhất trong 8 tháng và tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng lên 9.1% trong tháng 5 là một thông tin khá thất vọng đối với Nhà Trắng, Wall Street và Main Street. Đồng thời, số liệu này gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với nền kinh tế Mỹ. Xem thêm

Bội Mẫn tổng hợp

Các tin tức khác

>   Tìm kiếm những giải pháp hợp lý cho VN-Index (05/06/2011)

>   Sự kiện doanh nghiệp niêm yết tuần 06/06 - 10/06 (04/06/2011)

>   Nhận diện những lực đẩy chứng khoán (04/06/2011)

>   Đại gia gom, xả hàng theo thị trường (03/06/2011)

>   Vốn tiết kiệm băn khoăn chọn cửa đầu tư (03/06/2011)

>   Ngày 03/06: Bùng nổ mua ròng khối ngoại (03/06/2011)

>   Bức tranh thật về tài trợ chứng khoán (03/06/2011)

>   Lãi suất bớt căng, cơ hội cho chứng khoán (03/06/2011)

>   Môi giới chứng khoán thất thế (03/06/2011)

>   Tín dụng chứng khoán: Lỗi tại ai? (03/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật