Thứ Hai, 06/06/2011 08:11

Tìm những mầm cây mới

Phiên họp báo thường kỳ Chính phủ cuối tuần qua đem lại một số thông tin với TTCK. Cụ thể, trên thị trường tài chính tiền tệ, tỷ giá đã ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng được 1,2 tỷ USD trong tháng 5, thị trường vàng ổn định hơn. Tốc độ tăng giá hàng hóa bắt đầu chậm lại.

Vấn đề nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, liên quan đến cơn bão giải chấp là tỷ lệ tín dụng phi sản xuất được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đề cập.

Tính đến 31/5, tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất đã giảm xuống chỉ còn 16,91%, so với hơn 18,8% trong năm 2010. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành để đến cuối năm giảm tỷ trọng tín dụng phi sản xuất xuống 16%.

Bộ Công thương đã áp dụng một số giải pháp mang tính hành chính để hạn chế nhập khẩu ôtô, mỹ phẩm, dược phẩm, điện thoại di động... nhằm đưa tỷ lệ nhập siêu từ 19% kim ngạch xuất khẩu hiện nay xuống dưới 16%.

Đánh giá về những giải pháp đang được thực hiện, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, điều quan trọng hiện nay là khống chế lạm phát tâm lý, khống chế những bất hợp lý trong khâu phân phối hàng hóa, đẩy giá cả tăng cao.

Nhiều bài báo đã chỉ ra hành trình của con cá, bó rau từ tay người sản xuất đến người tiêu dùng, giá được đẩy cao lên gấp 3-4 lần. Trước đây, khi USD tăng giá, ngành nào cũng hô hào tăng giá ăn theo. Nay USD giảm giá, hầu như không một sản phẩm nào có chiều đi xuống.

Giám đốc một công ty sản xuất gạch hàng đầu Việt Nam kể câu chuyện căn bệnh lạm phát tâm lý không chỉ có ở những tiểu thương mà ngay những nơi kinh doanh chuyên nghiệp.

Trước đây, Hiệp hội vật liệu xây dựng kêu gọi các thành viên tăng giá sản phẩm theo giá than, điện, xăng, ngoại tệ… Vị giám đốc này trả lời kiên quyết, dù có bị đưa ra khỏi Hiệp hội, doanh nghiệp của ông cũng không tăng giá bán. Lý do được ông giải thích đơn giản: tăng giá 10% trong khi tổng cầu không thay đổi sẽ khiến tiêu thụ giảm, dẫn đến hàng tồn kho, đó mới là vấn đề đáng ngại với doanh nghiệp. Công ty này quyết định vẫn bán sản phẩm với giá bình thường, thấp hơn doanh nghiệp khác dù không ít ý kiến bài xích doanh nghiệp này không theo phường, hội.

Ẩn số với thị trường tháng 6 sẽ là diễn biến của tỷ lệ tín dụng phi sản xuất, trực tiếp là vay nợ chứng khoán và bất động sản. Trong phần công bố thông tin của ông Giàu, không có con số về tỷ trọng tín dụng phi sản xuất trong tổng dư nợ tín dụng của cả hệ thống ngân hàng cũng như của mỗi ngân hàng. Chỉ biết rằng, đến nay, vẫn có khoảng 20 ngân hàng đang phải ra sức thu hồi nợ, đặc biệt là nợ phi sản xuất.

Với dư nợ cho vay bất động sản, khách hàng thường ký hợp đồng ít nhất 1-2 năm thậm chí 5-7 năm, ngân hàng không thể muốn đòi ngay là được, khi khoản vay chưa đến hạn. Việc xiết nợ bất động sản để bán giải chấp không dễ dàng về thủ tục pháp lý. Với chứng khoán, việc bán ra cổ phiếu thu hồi nợ có vẻ dễ dàng hơn.

Dù vậy, trong "nguy có cơ". Một kịch bản đẹp đang được nhiều người mong đợi: những nhà đầu tư dùng tiền thật, dùng vốn tự có sẽ vào thị trường hấp thụ lượng hàng giải chấp. Thị trường khó tăng mạnh nhưng sẽ có sự phân hóa, tách tốp.

Phong Lan

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   06/06: Bản tin đầu tuần  (06/06/2011)

>   Tìm kiếm những giải pháp hợp lý cho VN-Index (05/06/2011)

>   Sự kiện doanh nghiệp niêm yết tuần 06/06 - 10/06 (04/06/2011)

>   Nhận diện những lực đẩy chứng khoán (04/06/2011)

>   Đại gia gom, xả hàng theo thị trường (03/06/2011)

>   Vốn tiết kiệm băn khoăn chọn cửa đầu tư (03/06/2011)

>   Ngày 03/06: Bùng nổ mua ròng khối ngoại (03/06/2011)

>   Bức tranh thật về tài trợ chứng khoán (03/06/2011)

>   Lãi suất bớt căng, cơ hội cho chứng khoán (03/06/2011)

>   Môi giới chứng khoán thất thế (03/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật