Thứ Ba, 10/05/2011 07:19

Trung Quốc phạt Unilever gây sốt giá

Để cảnh báo các công ty làm giá gây bất ổn trong nước, Trung Quốc mới đây đã phạt Tập đoàn quốc tế Unilever hơn 300.000 USD do loan truyền thông tin về kế hoạch tăng giá các sản phẩm giặt tẩy, gây nên cơn sốt thời gian qua, theo Tân Hoa xã.

Ủy ban cải tổ và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) và chính quyền thành phố Thượng Hải cho rằng việc tập đoàn Anh - Hà Lan này tiết lộ ý định tăng giá đã “phá vỡ trật tự thị trường một cách nghiêm trọng”. Chi nhánh của Unilever tại Thượng Hải cho biết sẽ “tôn trọng” quyết định của chính quyền địa phương.

Báo chí Trung Quốc cho biết từ tháng 3-2011 không chỉ Unilever - sở hữu nhiều loại nhãn hiệu tại Trung Quốc như Dove, Lux, Omo - mà cả Công ty Procter & Gamble và hai công ty khác là Tập đoàn Liby Quảng Châu và Tập đoàn Nice đều tung ra kế hoạch tăng giá sản phẩm lên 15%. Thông tin này đã khiến người dân tại các thành phố đổ xô đi mua các sản phẩm giặt tẩy đẩy doanh số của mặt hàng này tăng cao. Tuy nhiên chỉ Unilever, tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng lớn thứ hai thế giới, bị phạt.

Biện pháp phạt nhằm phá bỏ “những thói quen xấu và xây dựng những quy tắc mới” trên thị trường, và “tất cả công ty sở hữu thị phần lớn và có ảnh hưởng lớn cần phải rút ra bài học (từ vụ Unilever)”, NDRC cảnh báo.

Bắc Kinh gần đây đã yêu cầu các công ty kìm giá sản phẩm nhằm giúp đỡ chính phủ đối phó với mức lạm phát cao kỷ lục trong hơn hai năm qua, khoảng 5,4% vào tháng 3-2011, sau khi đã buộc phải điều chỉnh lãi suất đến bốn lần kể từ tháng 10-2010.

Trần Phương

Thanh Niên

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu Đức vọt lên mức cao kỷ lục trong tháng 3 (09/05/2011)

>   JP Morgan nâng dự báo giá dầu do cầu vượt cung (08/05/2011)

>   Giá nhà tại Anh giảm mạnh nhất trong hai năm qua (05/05/2011)

>   IMF nâng dự báo tăng trưởng của Mỹ Latinh và Caribe (05/05/2011)

>   Trung Quốc đẩy mạnh hiện đại hóa công nghiệp (03/05/2011)

>   Đài Loan: Bất động sản bị đánh thuế hàng xa xỉ (01/05/2011)

>   Trung Quốc muốn chi phối nguồn tài nguyên của Úc (30/04/2011)

>   Khi Trung Quốc không còn là “công xưởng thế giới” (27/04/2011)

>   Nhật thâm hụt thương mại do ảnh hưởng động đất (27/04/2011)

>   Chủ nghĩa bảo hộ rình rập khi kinh tế Mỹ suy yếu (27/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật