Thứ Bảy, 30/04/2011 17:20

Trung Quốc muốn chi phối nguồn tài nguyên của Úc

Những gì Trung Quốc đang làm ở Úc là những gì họ đã làm ở châu Phi và rất nhiều các quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên khác.

Ngày 26/4, các giám đốc điều hành của nhiều tập đoàn lớn từ Úc và Trung Quốc đã gặp gỡ để thảo luận về hợp tác giữa hai nền kinh tế.

Trung Quốc đã gửi một phái đoàn bao gồm những công ty sản xuất công nghiệp lớn, trong khi Úc gửi tới những công ty hàng đầu về lĩnh vực dịch vụ và bán hàng. Mục đích của mỗi quốc gia là gì và nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến vị thế kinh tế giữa 2 quốc gia?

Trung Quốc đưa tới những tập đoàn đầu tư lớn, mạnh về khai thác năng lượng, những công ty xây dựng, hàng không và các tổ chức tài chính đã hoạt động ở tầm quốc tế. Trong khi đó, phái đoàn Úc bao gồm các hãng luật, công ty tư vấn tài chính kiểm toán, ngân hàng.

Nói cách khác, Úc mang đến một loạt các công ty dịch vụ tài chính làm đối trọng với những tập đoàn đầu tư lớn của Trung Quốc đang ồ ạt tiến vào Úc. Trong khi Úc là thị trường khai thác năng lượng và đầu tư lớn của Trung Quốc thì nước này lại là quốc gia cung cấp nguồn doanh thu từ du lịch vào giáo dục lớn nhất cho Úc.

Trong năm tài chính 2010, Australia xuất khẩu 46,55 tỷ đô la Úc (48,6 tỷ USD) hàng hóa sang Trung Quốc, gấp 9 lần con số của 10 năm trước. Đặc biệt là quặng sắt chiếm hơn một nửa con số đó và là tăng hơn 25 lần trong thập kỷ này.

Các nhà lãnh đạo Úc đã thảo luận với Trung Quốc về vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng tại Úc. Các công ty như công ty công nghệ Huawei, tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc ZTE, các công ty phần cứng, đã có một sự hiện diện đáng kể ở Úc.

Trung Quốc có tham vọng xây dựng hàng loạt những cơ sở hạ tầng tại Úc, đặc biệt là sau khi lũ lụt tàn phá quốc gia này, làm hư hại rất nhiều công trình giao thông.

Trung Quốc muốn xây dựng các cảng, các hệ thống được sắt, một mạng băng thông rộng tầm cỡ quốc gia, khôi phục lại các cơ sở hạ tầng đã bị lũ lụt làm hư hỏng. Với mong muốn đó, Trung Quốc đã thực sự khiến nước Úc phải lung lay. Họ đang cần những cơ sở hạ tầng giao thông chủ chốt để đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng trong nhu cầu xuất khẩu tài nguyên khoáng sản của đất nước.

Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn đưa ra một yêu cầu mà nước này đã áp dụng trên toàn thế giới, mỗi khi đổ tiền đầu tư vào bất cứ quốc gia nào khác. Đó là những chính sách cho người lao động Trung Quốc.

Trong cuộc họp với các lãnh đạo cấp cao của Úc, Trung Quốc muốn rằng các công trình xây dựng sẽ sử dụng lao động Trung Quốc, mà theo nước này là chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều so với thuê nhân công ở Úc, và phía Úc nên tạo điều kiện cho công nhân Trung Quốc được cấp visa dễ dàng khi làm việc tại đây.

Tuy nhiên phía Úc đã phản đối yêu cầu về người lao động Trung Quốc và nói rằng, họ sẽ không bao giờ tán thành việc đưa người nước ngoài tới Úc lao động và được trả lương ít hơn người lao động ở Úc.

Với hàng loạt dự án đầu tư lớn của những tập đoàn xây dựng hàng đầu quốc gia, Trung Quốc đang tiến vào Úc, chi phối hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng nhất quốc gia này, khai thác những mỏ tài nguyên lớn nhất và trong tương lai, có thể Trung Quốc sẽ nuốt gọn nước Úc.

Tuyết  Mai (Theo WSJ)

dvt

Các tin tức khác

>   Khi Trung Quốc không còn là “công xưởng thế giới” (27/04/2011)

>   Nhật thâm hụt thương mại do ảnh hưởng động đất (27/04/2011)

>   Chủ nghĩa bảo hộ rình rập khi kinh tế Mỹ suy yếu (27/04/2011)

>   Nhật Bản: Doanh số bán lẻ giảm mạnh nhất trong 13 năm (27/04/2011)

>   Xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao kỷ lục (21/04/2011)

>   Nhật Bản: Thặng dư thương mại tháng 3 lao dốc gần 80% (20/04/2011)

>   Mỹ sẽ thông qua FTA với Hàn Quốc trong năm nay (17/04/2011)

>   Trung Quốc kêu gọi doanh nghiệp kìm chế lạm phát (14/04/2011)

>   Thâm hụt thương mại tháng 2 của Mỹ giảm còn 45,8 tỷ USD (13/04/2011)

>   Dịch vụ hạ tầng cơ sở có vai trò thúc đẩy thương mại (11/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật