Thứ Sáu, 20/05/2011 09:41

Mọi cổ đông đều có quyền bình đẳng như nhau

Đọc bài viết "Cổ đông nhỏ cần được bảo vệ" của bạn Nguyen Viet Thanh tôi hoàn toàn không đồng ý với ý kiến của tác giả.

* Cổ đông nhỏ cần được bảo vệ

Trong bài trên tác giả viết: "Tôi cho rằng, các cơ quan quản lý, các nhà làm luật cần phải có động thái và hành động để bảo vệ các cổ đông, NĐT nhỏ". Theo tôi, pháp luật về doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của tất cả các cổ đông trong công ty cổ phần, nguyên tắc bình đẳng không cho phép thiên vị cho cổ đông này hơn so với cổ đông khác. Kết quả hoạt động của công ty cổ phần như thế nào, thì cổ đông lớn hay nhỏ được hưởng lợi và chia sẻ rủi ro như nhau. Vì vậy không nên có tư duy là pháp luật phải bảo vệ quyền lợi một nhóm này trước một nhóm kia. Pháp luật chỉ quan tâm tới việc quy định về hoạt động của bộ máy quản trị, điều hành, giám sát tại công ty làm sao để cho bộ máy này không xâm phạm đến quyền lợi của chủ sở hữu công ty, tức các cổ đông.

Còn việc tác giả đưa ra ý kiến về việc phân quyền cho các Sở GDCK để bác bỏ các văn bản vi phạm tới quyền lợi của cổ đông do doanh nghiệp niêm yết chuyển tới theo tôi là phi thực tế và trái luật.

Bác bỏ 1 văn bản của ĐHCĐ, phải do tòa án phán quyết trên cơ sở đề nghị (khởi kiện) của cổ đông, Sở GDCK không thể làm thay. Và việc này không thể là một quyết định hành chính để các cơ quan chức năng nào đó có thể phân cấp hay ủy quyền cho Sở GDCK. Ví dụ cho luận điểm này cũng có vấn đề: ĐHCĐ quyết về những vấn đề mang tính dài hạn mà muốn quy định rằng hiệu lực nghị quyết của ĐHCĐ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian giữa 2 kỳ họp với lý do thành phần cổ đông thường xuyên thay đổi thì quá là phiến diện.

Còn việc tác giả đề nghị các nhà đầu tư nhỏ lẻ cần tự bảo vệ chính mình bằng cách hợp sức lại. Theo tôi biết, cơ chế này hiện tại pháp luật đã đầy đủ, vấn đề là cổ đông có thực hiện hay không thôi.

Còn một nội dung nữa mà tác giả nêu là việc "tăng quyền phủ quyết của các cổ đông nhỏ lẻ", "đối với các CTCP niêm yết thì xoá bỏ cơ chế đối vốn thay bằng cơ chế đối nhân". Tôi cho rằng, đây là một kiến nghị nực cười!

Một công ty muốn lớn mạnh, làm ăn hiệu quả thì không thể không có vốn! Vốn quan trọng lắm chứ! Với người chủ sở hữu, đồng tiền lại liền khúc ruột. Vốn quan trọng như thế, thì lý do nào để cho người nắm ít vốn lại được quyền phủ quyết như người nhiều vốn trong việc quyết định số phận của công ty? Hơn nữa, công ty cổ phần là hình thức doanh nghiệp lập ra để huy động vốn từ nhiều người không quen biết, như vậy nếu quy định bằng cơ chế đối nhân thì quả là ngớ ngẩn! Thử hỏi rằng, tôi có 1 đồng vốn, muốn kêu gọi các anh góp vào 99 đồng để có 100 đồng vốn mở công ty, nhưng tôi vẫn có quyền ngang với các anh trong công ty thì thu hút được ai góp vốn đây?

Vinh, truongtvinh@yahoo.com

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Phạt rồi... cho tồn tại (20/05/2011)

>   Cổ đông nhỏ cần được bảo vệ (18/05/2011)

>   TAS bị phạt 120 triệu đồng (17/05/2011)

>   “Hợp thức hóa” sự thờ ơ của cổ đông dưới góc nhìn pháp lý (14/05/2011)

>   NDN: Chốt quyền dự ĐHĐCĐ thường niên 2011 (13/05/2011)

>   Quản trị công ty yếu, làm sao giữ chân dòng vốn FII? (13/05/2011)

>   VNG: 08/06 chốt quyền tham dự ĐHĐCĐ bất thường  (12/05/2011)

>   HPG không dễ chiếm cổ phần chi phối tại Thép Thạch Khê (08/05/2011)

>   BHT: Dấu hỏi về phương án phát hành (06/05/2011)

>   Nhiều doanh nghiệp bất động sản phải “cắt đuôi” Dầu khí (06/05/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật