Thứ Hai, 09/05/2011 16:00

Cổ phần hoá “chìm” theo Index

TTCK là phong vũ biểu của nền kinh tế và ở chiều ngược lại, những khó khăn của TTCK cũng tác động tiêu cực trở lại các hoạt động kinh tế, mà tiến trình cổ phần hoá (CPH) DNNN đang gần như… bất động là một minh chứng.

Ngay cả với DN đã có phương án CPH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTeel), thì theo ông Mai Văn Tinh, Chủ tịch HĐQT VNSteel, hiện chưa thể khẳng định sẽ bán đấu giá lần đầu (IPO) xong trong tháng 5 này như kế hoạch, mà lý do chính là bởi TTCK diễn biến quá xấu. Trường hợp của VNSteel đã vậy, với những DN dù đã nhiều lần “đánh tiếng” sắp CPH như MobiFone, nhưng đến thời điểm này chưa có phương án rõ ràng, thì càng khó hoàn tất CPH xong trong năm nay như tuyên bố của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông.

Rõ ràng, sự ì ạch của “con thuyền” CPH đang chịu sự chi phối lớn từ yếu tố khách quan là TTCK khó khăn. Thế nhưng, nếu đơn thuần vì lý do TTCK “chợ chiều” mà CPH ì ạch, thì e rằng không dễ sớm khắc phục được tình trạng này, bởi nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô là câu chuyện dài. Nghĩa là nếu cứ đợi TTCK khởi sắc, để làm “nóng” lại tiến trình CPH, thì e rằng khó thực tế, mà cần tìm hướng đi mới cho một giai đoạn CPH mới với điểm đáng chú ý là bắt đầu “chạm” tới các DN có quy mô lớn, trong số đó có không ít đơn vị đang là các DN chủ lực trong các ngành kinh doanh trụ cột của nền kinh tế. Điều này đặt ra đòi hỏi, chỉ quyết tâm của cơ quan quản lý, cũng như bản thân các DN thuộc diện CPH thôi chưa đủ, mà cần có những tư duy mới, phương pháp mới  đẩy “con thuyền” CPH ra khơi. Nói cách khác, tiến trình CPH đang chờ “cú hích” về tư tưởng chỉ đạo.

Phải chăng cơ quan quản lý đang loay hoay tìm hướng ra cho một giai đoạn mới trong tiến trình CPH các DNNN, nên Nghị định thay thế Nghị định 109 về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành CTCP, theo kế hoạch được ban hành vào cuối năm 2010, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa được ban hành?

Tư duy CPH mới, theo TS. Quách Đức Pháp, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) là, không nên đặt ra tham vọng sớm hoàn tất CPH nhiều DN lớn trong một thời gian ngắn, bởi điều này không thực tế ngay cả khi TTCK diễn biến theo hướng tạo thuận lợi cho các DN tiến hành IPO. Thay vào đó, nên đặt mục tiêu CPH số lượng DN vừa phải, thậm chí trong một năm chỉ IPO vài DN, nhưng phải làm thật chắc, đúng lộ trình, để không chỉ giúp tiến trình CPH luôn giữ được “lửa”, mà còn mang lại niềm tin cho thị trường.

Theo đó, trên cơ sở phân định rạch ròi lĩnh vực kinh doanh nào Nhà nước cần sở hữu chi phối, sớm lên danh sách các DN dễ CPH làm trước, khó sẽ tiến hành sau. Mức độ dễ CPH được đo lường tương đối thông qua các tiêu chí: DN có mức vốn vừa phải, định giá tài sản nhanh, Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối...

“Con thuyền” CPH chỉ có thể sớm thoát khỏi tình trạng “nằm bờ” hiện nay khi các cấp quản lý sớm phát đi tư tưởng chỉ đạo CPH mới, phù hợp hơn, khả thi hơn cho một giai đoạn CPH mới đang bộc lộ nhiều thách thức.

Hữu Hòe

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Sẽ cổ phần hóa 4 doanh nghiệp thuộc HUD (09/05/2011)

>   Cổ phần hóa MobiFone và VinaPhone: Như bối tơ vò (06/05/2011)

>   MobiFone sợ phát hành cổ phiếu giá cao như Vietcombank (05/05/2011)

>   Chính Phủ phát tín hiệu “tăng tốc” cổ phần hóa ngân hàng (28/04/2011)

>   Thông tư 10: Hạn chế cổ đông chiến lược vào NHTM nhà nước khi cổ phần hóa (28/04/2011)

>   Sáp nhập MobiFone và VinaPhone sẽ làm hại cạnh tranh (27/04/2011)

>   Thủ tướng cho phép bán 31,9% cổ phần của MHB (26/04/2011)

>   Tiêu chí chọn đối tác chiến lược cho NHTM Nhà nước cổ phần hóa (26/04/2011)

>   Thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa MobiFone (25/04/2011)

>   Cổ phần hóa: VNPT khó “lách” luật (24/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật