Chủ Nhật, 24/04/2011 22:10

Cổ phần hóa: VNPT khó “lách” luật

Vinaphone phải chịu sự điều chỉnh của Nghị định 25 và cũng như Mobifone, Vinaphone phải thực hiện chủ trương cổ phần hóa.

Thông tin Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) phải khẩn trương cổ phần hóa Mobifone và thoái vốn khỏi nhà mạng có lợi nhuận số 1 Việt Nam này còn tối đa 20% vốn sở hữu trong trường hợp muốn giữ lại Vinaphone (theo Nghị định 25, hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-6-2011) đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Song xem ra VNPT không muốn mất cả Mobifone và Vinaphone khi cho rằng Vinaphone chỉ là một chi nháCổ nh nên có thể giữ cùng lúc mạng này và Mobifone.

Tất cả đều phải điều chỉnh

Ông Bùi Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Quan hệ công chúng, trong cuộc gặp báo giới mới đây đã tuyên bố: Vinaphone không phải là một doanh nghiệp (DN) mà chỉ là một chi nhánh như các đơn vị viễn thông tỉnh nên không là đối tượng điều chỉnh của Nghị định 25.  Do vậy, nếu xét theo tiêu chí sở hữu vốn điều lệ của DN viễn thông thì VNPT chỉ đang sở hữu 100% vốn của Mobifone và phải tiến hành cổ phần hóa, còn Vinaphone thì không.

Nhận xét về lý lẽ “lách” luật này, một cựu lãnh đạo cấp cao của Bộ Thông tin-Truyền thông (TT-TT) và VNPT khẳng định: “Vinaphone không phải là một DN độc lập mà là chi nhánh trực thuộc là hoàn toàn không chính xác vì nếu không phải một nhà mạng độc lập, có đủ tư cách pháp nhân thì cớ sao Vinaphone được thi tuyển và được Bộ TT-TT cấp phép cung cấp dịch vụ mạng di động 3G”.         

Ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ TT-TT), cũng khẳng định: “Vinaphone là DN có đủ tư cách pháp nhân và phải chịu sự điều chỉnh từ các quy định của Nghị định 25”.

Ngày 24-4, trả lời báo chí, ông Phan Hoàng Đức, Phó Tổng Giám đốc VNPT, đã có lời thanh minh: “Tôi khẳng định Vinaphone là DN, tuy nhiên mô hình tổ chức của Mobifone và Vinaphone khác nhau. Mobifone hoạt động độc lập theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Vinaphone là DN phụ thuộc trong VNPT”. Do vậy, Vinaphone phải chịu sự điều chỉnh của Nghị định 25 và cũng như Mobifone, Vinaphone cũng được chủ trương cổ phần hóa.

Hướng đến cạnh tranh lành mạnh

Vụ trưởng Vụ Viễn thông Phạm Hồng Hải cho biết lý do để đưa ra Nghị định 25 là nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông. Trong đó, quy định giảm tỉ lệ sở hữu chéo để tăng tính cạnh tranh minh bạch, công bằng giữa các DN. Cụ thể đối với VNPT, chỉ được quyền giữ vốn chi phối ở một trong hai nhà mạng là Mobifone hoặc Vinaphone để tạo bình đẳng trong cạnh tranh đối với các “đối thủ” khác. Hiện Bộ TT-TT đang xây dựng hướng dẫn cụ thể để VNPT áp dụng và trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

Ông Phạm Anh Chiến, Phó Tổng Giám đốc Công ty Đông Dương Telecom, cho rằng vấn đề sáp nhập hay chia cắt là xu thế tất yếu và tốt cho sự phát triển của thị trường viễn thông Việt Nam. Vì sau sáp nhập hay chia cắt sẽ dẫn đến những chiến lược mới, tầm nhìn mới mà người tiêu dùng sẽ hưởng lợi. Khi đó sẽ tạo nên nhiều hứng khởi cho các nhà mạng mới tham gia thị trường.

Thế Dũng

Người lao động

Các tin tức khác

>   Thủ tướng phê duyệt phương án cổ phần hóa VNSTEEL  (19/04/2011)

>   PVS cổ phần hóa và tăng vốn các công ty con (13/04/2011)

>   MHB chưa thể cổ phần hóa  (01/04/2011)

>   Xây dựng và XNK Giao thông 502 thu 12.78 tỷ đồng từ đấu giá (31/03/2011)

>   Cổ phần hóa MobiFone: “Chúng tôi vẫn đang chờ chỉ đạo” (28/03/2011)

>   Tháng 5, Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến IPO (28/03/2011)

>   Đăng ký đấu giá Công ty XD & XNK Giao thông 502 vượt 23% (25/03/2011)

>   Cổ phần hóa viễn thông: Chừng nào thông? (17/03/2011)

>   IPO thành công, Công trình Giao thông 503 thu 10.33 tỷ đồng (16/03/2011)

>   Xử lý tài chính sau cổ phần hóa VCG: Chưa phải quyết định cuối cùng (15/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật