Thứ Hai, 28/03/2011 14:47

Cổ phần hóa MobiFone: “Chúng tôi vẫn đang chờ chỉ đạo”

“MobiFone lúc nào cũng sẵn sàng cổ phần hóa, chúng tôi vẫn đang chờ sự chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan”

Ông Lê Ngọc Minh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Thành viên của MobiFone, đã nói vậy với VnEconomy, bên lề lễ trao giải VietNam Mobile Awards 2010 ngày 26/3 vừa qua, khi mạng di động này tiếp tục lần thứ 6 được bình chọn là nhà mạng được ưa chuộng nhất.

Theo ông Minh, việc cổ phần hóa MobiFone là nằm trong tiến trình chung của Chính phủ, của ngành và MobiFone phải làm theo sự chỉ đạo đó.

Tuy nhiên, trả lời câu hỏi, liệu có chắc chắn trong năm 2011, MobiFone phải thực hiện cổ phần hóa như lời Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp trả lời VnEconomy cách đây một tháng, ông Minh không khẳng định, mà chỉ cho biết, "chúng tôi sẽ làm theo sự chỉ đạo".

Cuối năm 2009, ông Minh cũng từng cho biết, MobiFone đã hoàn tất mọi phương án cổ phần hóa, nếu có chỉ đạo là MobiFone sẽ thực hiện ngay cổ phần hóa. Như vậy, có thể hiểu, phương án cổ phần hóa trong nội bộ doanh nghiệp này đã sẵn sàng từ rất lâu, và chỉ còn chờ "quyết hay không" từ các cấp trên?

Tuy nhiên, ngay từ đầu năm 2011, những thông tin, tín hiệu chỉ đạo từ Chính phủ và cấp bộ ngành cho thấy, khả năng cổ phần hóa MobiFone trong năm 2011 là rất rõ ràng.

Cụ thể, trong báo cáo do Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XII, trong 6 nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu về chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội trong năm nay, Phó thủ tướng cho biết, việc đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước và tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, tái cơ cấu, đổi mới quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Sau đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cũng cho biết, việc bắt buộc MobiFone thực hiện cổ phần hóa trong năm 2011 là để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời qua đó góp phần phần tái cơ cấu lại nền kinh tế nhà nước.

Theo ông Hợp, nếu nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin nhà nước chắc chắn sẽ thu hút được nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới hiện đang muốn đầu tư vào lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin tại Việt Nam.

Mạnh Chung

TBKTVN

Các tin tức khác

>   Tháng 5, Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến IPO (28/03/2011)

>   Đăng ký đấu giá Công ty XD & XNK Giao thông 502 vượt 23% (25/03/2011)

>   Cổ phần hóa viễn thông: Chừng nào thông? (17/03/2011)

>   IPO thành công, Công trình Giao thông 503 thu 10.33 tỷ đồng (16/03/2011)

>   Xử lý tài chính sau cổ phần hóa VCG: Chưa phải quyết định cuối cùng (15/03/2011)

>   VAFI thúc giục chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước (11/03/2011)

>   May - Diêm Sài Gòn: 2 triệu đồng 1 cổ phiếu! (09/03/2011)

>   Đấu giá cổ phần Nam Viet Oil: Cầu vượt cung 93% (07/03/2011)

>   Đấu giá 2.74 triệu quyền mua cổ phần tại Xây dựng Thủy lợi 4 (07/03/2011)

>   Sắp có chính sách mới về cổ phần hoá (05/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật