Thứ Năm, 28/04/2011 08:39

Thông tư 10: Hạn chế cổ đông chiến lược vào NHTM nhà nước khi cổ phần hóa

(Vietstock) – Cổ đông chiến lược nước ngoài phải có tổng tài sản tối thiểu 20 tỷ USD, doanh nghiệp trong nước phải có tổng tài sản tối thiểu 3,000 tỷ đồng, tổ chức tín dụng trong nước phải có CAR trên 10%...

* Thủ tướng cho phép bán 31,9% cổ phần của MHB

Ngày 22/4/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 10/2011/TT-NHNN  quy định tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược đối với ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước cổ phần hoá.

Thông tư này quy định cụ thể hơn về tiêu chí và quy trình phê duyệt cổ đông chiến lược theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ.

Theo đó, cổ đông chiếm lược phải đáp ứng tối thiểu các tiêu chí sau:

Đối với cổ đông chiến lược nước ngoài

(1) Là tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tổ chức tài chính nước ngoài, có tổng tài sản tối thiểu tương đương 20 tỷ USD vào năm trước năm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược;

(2) Có trên 5 năm kinh nghiệm hoạt động quốc tế;

(3) Được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập quốc tế (Moody’s, Standard & Poor’s, Fitch Rating...) xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi;

(4) Không là cổ đông chiến lược, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào tại Việt Nam;

(5) Có cam kết bằng văn bản về việc hỗ trợ NHTM nhà nước cổ phần hóa trong các lĩnh vực theo quy định tại Thông tư này và cam kết gắn bó lâu dài với ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa.

Đối với cổ đông chiến lược trong nước

(1) Là doanh nghiệp có kinh nghiệm, năng lực quản trị tốt;

(2) Có tổng tài sản tối thiểu 3,000 tỷ đồng vào năm trước năm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược;

(3) Có đủ nguồn vốn góp; 

(4) Có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trên 15%, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) trên 1% của năm liền kề trước năm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược, có lợi nhuần ròng dương trong ba năm liên tiếp trước năm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược; 

(5) Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng;

(6) Không là cổ đông chiến lược, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào tại Việt Nam vào thời điểm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược;

(7) Có cam kết bằng văn bản về việc hỗ trợ ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa trong một hoặc một số lĩnh vực theo quy định tại Thông tư này;

(8) Có cam kết bằng văn bản không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời gian tối thiểu 5 năm kể từ ngày mua cổ phần, trở thành cổ đông chiến lược và không thực hiện các giao dịch nào với ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hoá dẫn đến xung đột lợi ích và tạo ra sự độc quyền hoặc cạnh tranh không lành mạnh với khách hàng, nhà đầu tư khác của ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hoá và đối với các tổ chức tín dụng khác; 

Đối với cổ đông chiến lược trong nước là tổ chức tín dụng

Ngoài các điều kiện nêu trên đối với cổ đông chiến lược trong nước, phải đáp ứng thêm các tiêu chí:

(1) Đảm bảo duy trì các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

(2) Có tỷ lệ an toàn vốn (CAR) năm liền kề trước năm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược trên 10%;

(3) Có tỷ lệ nợ xấu năm liền kề trước năm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược dưới 2%;

(4) Tổ chức tín dụng không được mua cổ phần của ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa mà ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa là cổ đông, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng đó vào thời điểm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược.

Những quy định chung

Đối với cổ đông chiến lược của NHTM nhà nước cổ phần hóa phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu:

- Có lợi ích chiến lược phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa;

- Không tạo ra sự xung đột lợi ích;

- Không tạo ra sự độc quyền trong cạnh tranh không lành mạnh đối với khách hàng, nhà đầu tư khác của ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hoá và đối với các tổ chức tín dụng khác.

Ngân hàng xây dựng cụ thể tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược, đưa vào nội dung đề án cổ phần hóa NHTM nhà nước (đối với NHTM nhà nước đang cổ phần hóa) hoặc phương án lựa chọn cổ đông chiến lược (đối với NHTM nhà nước đã cổ phần hóa) trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các ngân hàng chỉ được sử dụng tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược để thực hiện lựa chọn cổ đông chiến lược sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quy định về Nhà đầu tư chiến lược tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007:

a) Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; chuyển giao công nghệ mới, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp;

b) Căn cứ vào quy mô vốn điều lệ, tính chất ngành nghề kinh doanh và yêu cầu mở rộng phát triển doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp trình người quyết định cổ phần hóa việc bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược và tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược;

c) Nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần theo giá không thấp hơn giá đấu thành công bình quân. Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước (bao gồm cả các Ngân hàng Thương mại nhà nước) nếu nhất thiết phải chọn nhà đầu tư chiến lược thì cơ quan quyết định cổ phần hoá báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức đấu thầu riêng giữa các nhà đầu tư chiến lược;

d) Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn tối thiểu 03 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

Viết Vinh (Theo SBV)

Các tin tức khác

>   Sáp nhập MobiFone và VinaPhone sẽ làm hại cạnh tranh (27/04/2011)

>   Thủ tướng cho phép bán 31,9% cổ phần của MHB (26/04/2011)

>   Tiêu chí chọn đối tác chiến lược cho NHTM Nhà nước cổ phần hóa (26/04/2011)

>   Thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa MobiFone (25/04/2011)

>   Cổ phần hóa: VNPT khó “lách” luật (24/04/2011)

>   Thủ tướng phê duyệt phương án cổ phần hóa VNSTEEL  (19/04/2011)

>   PVS cổ phần hóa và tăng vốn các công ty con (13/04/2011)

>   MHB chưa thể cổ phần hóa  (01/04/2011)

>   Xây dựng và XNK Giao thông 502 thu 12.78 tỷ đồng từ đấu giá (31/03/2011)

>   Cổ phần hóa MobiFone: “Chúng tôi vẫn đang chờ chỉ đạo” (28/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật