Thứ Hai, 16/05/2011 16:14

Cơ hội đầu tư hàng hóa vẫn lớn

Mặc dù vàng và các loại hàng hóa khác đã trồi sụt khá mạnh gần đây, nhưng các nhà đầu tư kỳ cựu vẫn nắm giữ hàng hóa với niềm tin rằng, nhu cầu lớn từ các thị trường mới nổi sẽ tiếp sức cho đà tăng giá sắp tới.

Các nhà quản lý quỹ có kinh nghiệm tin rằng, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi sẽ tạo ra một tầng lớp người tiêu dùng mới, những người mong muốn cuộc sống tốt hơn và tạo ra nhu cầu về nguyên liệu, kim loại quý và công nghiệp, nhất là nước và lương thực.

Marshall Berol, đồng quản lý với Malcolm Gissen tại Encompass Fund, quỹ đã đầu tư rất mạnh vào các loại cổ phiếu nguyên liệu trong nhiều năm qua, cho rằng, thế giới đang phát triển và sử dụng nhiều hàng hóa hơn.

"Nền kinh tế Trung Quốc, Viễn Đông, Trung Đông, Ấn Độ, Mỹ La tinh, Nam Mỹ, Brazil, Argentina, Chile… đang phát triển, người lao động sẽ có đồng lương tốt hơn và chúng ta phải quen với những ngôi nhà to đẹp, xe hơi, điện thoại di động, điều hòa… ở những đất nước này", Berol nói.

Cody Willard, Chủ tịch CL Willard Capital, thì không lạc quan về giá vàng và các kim loại quý khác nhưng có niềm tin vào hàng hóa khác. "Sẽ là cơ hội tốt nếu bạn bán vàng và bạc, rồi mua vào dầu, ngô, đậu tương và bất cứ thứ gì bạn phải sử dụng hàng ngày", Willard phát biểu.

Nhà đầu tư đã trở nên thận trọng khi làn sóng bán tháo hàng hóa đầu tháng 5 có thể là do nhà đầu cơ thoát hàng sau khi đã kiếm đủ. Sự bán tháo cũng có thể là do lo lắng về sức khỏe kinh tế toàn cầu đang yếu đi làm giảm nhu cầu nguyên liệu.

Jonathan Barratt, Giám đốc điều hành Commodity Broking Services thì cho rằng, sự bán tháo hàng hóa gần đây cũng là một điều tốt vì giá hàng hóa đã tăng quá nhanh, quá mạnh. Giá hàng hóa giảm cũng tốt cho chi phí đầu vào của DN.

"Chúng tôi cảm thấy giá hàng hóa đã tới một điểm hợp lý. Sự bán tháo là cơ hội mua vào vàng khi lạm phát vẫn còn là vấn đề quan ngại", Barratt nói.

Mặc dù các chiến lược gia thị trường khuyên các nhà đầu tư tạm xa hàng hóa, nhưng họ cũng phải thừa nhận là triển vọng dài hạn rất tích cực. Trong ngắn hạn, có thể thị trường hàng hóa sẽ gặp khó khăn do chính sách thắt chặt tiền tệ tại Trung Quốc sẽ hạn chế tiêu dùng. Nhưng cho dù có những lo lắng về suy giảm cầu hàng hóa tại Trung Quốc, các nhà kinh tế thuộc Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2011, trong khi các nền kinh tế mới nổi tăng mạnh 6,5%. Tại Mỹ, chi tiêu DN có thể tăng tốc trở lại và kinh tế Mỹ có thể tăng 2,5% trong năm nay.

Theo các nhà phân tích, triển vọng tăng trưởng kinh tế cao ở thị trường mới nổi và sự hồi phục ở các nước phát triển sẽ là chất xúc tác cho giá hàng hóa trong dài hạn, với khả năng giá sẽ tăng trở lại vào cuối năm.

"Nhu cầu hàng hóa tại Trung Quốc vẫn rất lớn khi quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh, đô thị hóa, phát triển hạ tầng đang tiếp tục", Owen Hegarty, Phó chủ tịch G-Resources Group tại Hồng Kông, nói.

Mâu thuẫn giữa triển vọng ngắn hạn và dài hạn khiến nhiều người trở nên thận trọng hơn. "Chúng tôi hy vọng giá hàng hóa sẽ tiếp tục tăng từ đây, nhưng phải đợi thêm tín hiệu từ yếu tố kinh tế và nhu cầu trước khi quyết định", JPMorgan nói.

Kevin Gardiner, trưởng nhóm đầu tư tại Barclays Wealth thì khuyên khách hàng giữ quan điểm trung lập với hàng hóa khi mà giá hiện "khá đắt", mặc dù đã điều chỉnh. "Giá hàng hóa sẽ không tăng mạnh nhưng song hành cùng với lạm phát trong 2 năm tới thì hàng hóa sẽ hấp dẫn hơn trái phiếu", Gardiner nói.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều tin vào triển vọng sáng sủa của giá hàng hóa khi giá tăng là do đầu cơ, không phải yếu tố cơ bản. Jay Taylor, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Taylor Hard Money Advisors cho biết, khi gói QE2 kết thúc vào tháng 6, phần lớn "tiền nóng" (chủ yếu đổ vào hàng hóa) sẽ bị rút ra. Ngoài ra, vấn đề nợ công cũng sẽ là một thách thức đối với giá hàng hóa. "Tôi nghĩ là vấn đề nợ công chưa dễ giải quyết và nó sẽ gây sức ép lên giá hàng hóa", Taylor nói. Mark Matson từ Matson Money thì nói rằng, cổ phiếu mới là người tạo ra của cải tốt nhất trong dài hạn.

"Mọi người đều nhận thức rằng gói QE3 là không có, điều này nghĩa là tiền sẽ ít đi và ít tiền đi cho hàng hóa", Joseph Duran từ United Capital Financial Partners, nói.

Nguyên Hưng (Theo báo chí nước ngoài)

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Giá hàng hóa sẽ sụt giảm mạnh vào năm sau? (04/05/2011)

>   Giá cả hàng hóa thế giới đột ngột leo thang (22/02/2011)

>   Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu: Vì đâu? (21/02/2011)

>   Mỹ: Giá thủy sản tăng 4,5% năm 2011 (14/02/2011)

>   Săn cổ phiếu sắp lên sàn (19/08/2009)

>   Thị trường OTC: Ngưng đọng (08/10/2008)

>   HOSTC tiếp nhận Phó giám đốc mới (30/07/2007)

>   BIDV: Giá mỗi cổ phần sẽ do thị trường quyết định (12/07/2007)

>   Hai cổ đông nội bộ vi phạm vi qui định giao dịch (11/07/2007)

>   Nhà đầu tư nước ngoài chuộng loại cổ phiếu nào? (11/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật