Chứng khoán kỳ vọng lạm phát giảm
(Vietstock) – Với kỳ vọng những chính sách vĩ mô sẽ phát huy tác dụng, lạm phát sẽ hạ nhiệt giúp giảm mặt bằng lãi suất trong thời gian tới và biện pháp nâng cao thanh khoản trên thị trường thì có thể thị trường chứng khoán sẽ hồi phục trong thời gian tới.
Buechips đuối dần
Trong những tuần vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục trải qua những phiên giao dịch “nhàm chán”. Thị trường nhìn chung vẫn đang ở trong tình trạng bế tắc cả về chỉ số lẫn thanh khoản. Mặc dù VN-Index đã có những khởi sắc đáng kể nhưng kết quả đó phụ thuộc lớn vào nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn mà tiêu biểu là MSN, BVH, VIC, VNM và VPL. Sự lên xuống của những cổ phiếu trên đã quyết định “màu” của chỉ số VN-Index.
Quan sát thị trường trong những phiên gần đây cho thấy đà tăng của những cổ phiếu này đang đuối dần. Đơn cử như phiên ngày 05/05 và ngày 06/05, BVH và MSN điều chỉnh giảm đã khiến cho VN-Index quay đầu giảm mạnh. Trong phiên ngày 11/05 nhóm cổ phiếu dẫn dắt bắt đầu phân hóa; VNM và MSN kéo thị trường đi lên trong khi BVH, VPL cùng nhau kéo thị trường đi xuống đã khiến VN-Index giằng co quyết liệt quanh mức giá tham chiếu; nếu không nhờ vào sự bật tăng mạnh trở lại của VNM (tăng 5,000 đồng) và MSN (tăng 4,000 đồng) vào cuối phiên thì VN-Index đã có 1 phiên giảm điểm. Phiên giao dịch ngày hôm qua cũng khá giằng co dưới sự dẫn dắt của MSN, VIC và VPL. VN-Index đánh mất 1.01 điểm và chốt tại 482.14, tăng 2.06 điểm (+0.46%) so với cuối tháng Tư.
Trong khi đó bên sàn Hà Nội, xu hướng chủ đạo là đi xuống và đang hướng đến đáy thấp nhất tại 77 (hình thành tháng 02/2009). Tính đến ngày 12/05, HNX-Index đã mất 1,25 điểm, tương đương 1.5% trong tháng 5. Thanh khoản trên sàn này tưởng chừng như đã dần được cải thiện nhưng khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh trong hai phiên giao dịch gần đây đã chứng tỏ thị trường vẫn chưa thoát khỏi tình trạng bế tắc về thanh khoản.
Chính sách vĩ mô: hiệu quả còn chờ đợi
Thị trường chứng khoán đã đi được hơn 1/3 chặng đường khó khăn trong năm 2011 với chướng ngại vật lớn là những ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách vĩ mô của Chính phủ. Đến thời điểm hiện nay những chính sách đó được đánh giá là đã góp phần ổn định thị trường ngoại hối, thị trường vàng. Tuy nhiên hiệu quả được mong đợi nhiều nhất là kìm hãm tốc độ “bùng nổ” của lạm phát vẫn chưa được thể hiện. Lạm phát tăng cao bất thường vào những tháng sau Tết đã tác động không nhỏ lên diễn biến của thị trường chứng khoán.
Top 5 mã có thanh khoản tốt nhất trong 2 tuần đầu tháng 5 |
KLGD |
Giá |
KLGD |
Cao Nhất 52 Tuần |
Thấp Nhất 52 Tuần |
|
KLGD |
Giá |
KLGD |
Cao Nhất 52 Tuần |
Thấp Nhất 52 Tuần |
SSI |
20,200 |
7,347,490 |
40,500 |
19,000 |
|
VND |
20,200 |
7,447,390 |
37,300 |
13,000 |
STB |
12,500 |
5,256,020 |
18,186 |
12,400 |
|
THV |
12,500 |
5,311,606 |
18,000 |
8,500 |
EIB |
14,800 |
3,757,640 |
17,833 |
13,083 |
|
KLS |
14,900 |
3,818,257 |
23,700 |
9,000 |
GTT |
6,400 |
2,594,400 |
17,999 |
5,700 |
|
PVG |
6,300 |
2,630,799 |
26,700 |
10,000 |
NTB |
9,700 |
2,510,470 |
42,000 |
9,000 |
|
PVX |
9,700 |
2,580,870 |
36,900 |
13,500 | |
Tuy vậy thị trường cũng đã đón nhận một số thông tin khá tích cực. Thứ nhất, cục quản lý giá thuộc Bộ tài chính cho biết giá các mặt hàng thiết yếu đã hạ nhiệt. Đây có thể là thông tin tích cực giúp hãm đà tăng của chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 5. Thứ hai, Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh dự kiến sẽ triển khai áp dụng lệnh thị trường từ tháng 6/2011. Điều này có thể giúp tăng thanh khoản cho thị trường. Như vậy với kỳ vọng những chính sách vĩ mô sẽ phát huy tác dụng, lạm phát sẽ hạ nhiệt giúp giảm mặt bằng lãi suất trong thời gian tới và biện pháp nâng cao thanh khoản trên thị trường thì có thể thị trường chứng khoán sẽ hồi phục trong thời gian tới.
Góc độ kỹ thuật
Về mặt phân tích kỹ thuật, do xu hướng đi ngược thị trường của một vài cổ phiếu vốn hóa lớn, nên VN-Index và HNX-Index liên tục có những phiên tăng giảm ngược nhau.
Xu Hướng |
VN-Index |
HNX-Index |
Ngắn hạn (30 ngày) |
Đi Ngang |
Giảm |
Trung hạn (5 tháng) |
Đi Ngang |
Giảm |
Dài hạn (1 năm) |
Đi Ngang |
Giảm | |
VN-Index
VN-Index có khá nhiều phiên tăng điểm mạnh trong 3 tuần gần đây. Điều này khiến nhiều chỉ số kỹ thuật đưa ra các dấu hiệu tích cực cho thị trường hiện tại. Chỉ số RSI(14) vượt trên 50 và đang tiếp tục tăng cao, khẳng định các phiên tăng của VN-Index. Trong khi đó, chỉ số CMI(20) đã vượt lên trên mức 0, thể hiện dòng tiền đang đi vào thị trường.
Tuy nhiên, các phiên tăng của VN-Index không được hỗ trỡ bởi yếu tố khối lượng giao dịch. Khối lượng thấp cho thấy sự do dự của bên mua trước mức giá hiện tại. Bên cạnh đó, khi xét tới cấu trúc của VN-Index, đường Advance/Decline vẫn đang đi xuống, phân kỳ với VN-Index, là dấu hiệu cảnh báo cho các phiên tăng.
Mặc dù VN-Index vẫn đang hướng tới ngưỡng kháng cự 495-500, nhưng các blue chip dẫn dắt VN-Index trong thời gian gần đây như BVH, MSN, VNM, VIC… đang có dấu hiệu bất ổn. Ngoại trừ VNM đang bắt đầu một xu hướng tăng thì các cổ phiếu khác như BVH, MSN đang có dấu hiệu tạo đỉnh và có thể điều chỉnh mạnh trong thời gian tới.
Về ngắn hạn, nếu thanh khoản không được cải thiện thì nhiều khả năng VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng đi ngang trong vùng 450-500 trong vài tuần tới.
HNX-Index
Ngược với VN-Index, HNX-Index vẫn đang trong xu hướng giảm và có thể rơi về mức thấp nhất tại 77 (hình thành tháng 2/2009) trong thời gian tới. Khối lượng giao dịch cũng giảm dần trong các phiên gần đây cho thấy nhà đầu tư đang lựa chọn đứng ngoài thị trường.
Điểm tích cực duy nhất lúc này là sự phân kỳ giữa chỉ số RSI(14)với HNX-Index. Tuy nhiên điều này chưa đủ để đảm bảo khả năng đảo chiều của thị trường. HNX-Index cần vượt lên trên đường xu hướng giảm ngắn hạn nối 3 đỉnh tại 125, 110 và 97 để tạo ra tín hiệu đảo chiều đáng tin cậy.
Trước mắt, với 3 xu hướng ngắn, trung và dài hạn đều là giảm, khả năng cao HNX-Index sẽ tiếp tục mất điểm trong thời gian tới.
Chú ý: Khối lượng và giá trị giao dịch trên HOSE bao gồm cả giao dịch thỏa thuận còn trên HNX chỉ có giao dịch khớp lệnh liên tục.
Theo CTCK ACB
|