17/05: Bản tin 20 giờ qua
(Vietstock) – Câu chuyện lãi suất cao và lạm phát vẫn “dai dẳng” tác động đến tâm lý nhà đầu tư. Trên thị trường chứng khoán, dù giá cổ phiếu liên tục sụt giảm thời gian gần đây và ngày càng nhiều mã đang phải giao dịch dưới mệnh giá nhưng nhà đầu tư chỉ muốn 'bung dù' khỏi thị trường.
TÀI CHÍNH: Lãi suất, lãi suất và… lãi suất
* Huy động vốn ngoại - Áp lực lãi suất cao: kênh huy động vốn ngoại từ các định chế tài chính nước ngoài được nhiều NHTM tính đến nhưng cũng thừa nhận rất khó vay. Xem thêm
* Cần quyết liệt giảm lãi suất: Bỏ trần huy động, khống chế đầu ra? Khống chế cả 2 đầu? Chưa bao giờ bài toán giảm lãi suất lại nóng như hiện nay khi dòng vốn chảy vào sản xuất đã bị nghẽn lại bởi lãi suất cho vay tăng quá cao. Quan trọng hơn, tìm đáp án cho bài toán này lại đang rơi vào bế tắc. Xem thêm
Vietstock Daily 17/05: Động lực cho xu hướng tăng ngắn hạn chưa xuất hiện
Bối cảnh vĩ mô tiếp tục là lực cản, trong khi tình hình giao dịch khiến sự lạc quan về triển vọng thị trường bị lung lay. Dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật, chúng tôi cũng chưa nhìn thấy nhiều động lực để thị trường đảo chiều xu hướng. Xem thêm |
* Trần lãi suất có cũng như không: Các ngân hàng cứ âm thầm và tìm đủ mọi cách để đẩy lãi suất qua 14%, lên 15%, rồi 16% và đến nay có những ngân hàng đã huy động ở mức 18 - 19%. Xem thêm
* Lãi suất “ăn” hết lợi nhuận: Mặt bằng lãi suất có lợi cho người gửi nhưng bất lợi cho người vay đang đẩy nhiều doanh nghiệp (DN) lâm vào tình trạng đình đốn, thu hẹp sản xuất. Xem thêm
* Tăng lãi suất cho vay tiêu dùng: Sau lãi vay cho doanh nghiệp, nhiều ngân hàng (NH) rục rịch tăng lãi suất (LS) cho vay tiêu dùng thêm 2 -3%/năm so với mức cũ. Xem thêm
CHỨNG KHOÁN: NĐT chỉ muốn 'bung dù' khỏi thị trường
* Vì sao NĐT chứng khoán chỉ muốn 'bung dù' khỏi thị trường? Dù giá cổ phiếu liên tục sụt giảm thời gian gần đây và ngày càng nhiều mã đang phải giao dịch dưới mệnh giá nhưng phần lớn nhà đầu tư vẫn hững hờ không muốn mua vào. Xem thêm
* Thị trường chứng khoán đang bước vào tâm bão: Đây là thời điểm khó khăn nhất của thị trường. Tuy nhiên, ai chèo chống qua được tâm bão sẽ có cơ hội kéo được những “mẻ cá” lớn ở thị trường này. Xem thêm
* Nhà đầu tư bị “ép” tăng vốn?: Bài toán đã được giải cho câu hỏi: Vì sao các doanh nghiệp đồng loạt xin tăng vốn bằng việc phát hành thêm cổ phiếu? Sự kiện chứng chỉ quỹ VFMVF1 buộc phải hạ giá mạnh vì lo ngại không phát hành hết, cùng việc hàng loạt phiên đấu giá, phát hành cổ phiếu trước đó "ế ẩm", đã cho thấy các nhà đầu tư bắt đầu "ngán ngẩm" với việc tăng vốn điều lệ, phát hành cổ phiếu ồ ạt của các doanh nghiệp cổ phần. Xem thêm
* "Sốt" cổ phiếu VCB: Thị trường phản ứng thái quá?: Là phản ứng với thông tin gần 1.6 tỷ cổ phần của VCB thuộc sở hữu nhà nước đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận niêm yết. Xem thêm
VĨ MÔ – ĐẦU TƯ: Giải quyết “bộ ba”: Lạm phát, tỷ giá và lãi suất
* Giải quyết “bộ ba”: Lạm phát, tỷ giá và lãi suất: TS Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia phát biểu: Khi đã kéo giảm được CPI, giải quyết được tâm lý “lạm phát kỳ vọng” thì sẽ có điều kiện để giảm lãi suất. Thực tế tình hình đòi hỏi trong năm 2011 phải giải quyết cho được “bộ ba”: Lạm phát, tỷ giá và lãi suất. Xem thêm
* Lạm phát đang khoét sâu vào đói nghèo: Một nghiên cứu của Bộ KH&ĐT mới đây đã chỉ ra rằng, khi bóng ma lạm phát bao trùm xã hội, thiếu đói và đình công ở Việt Nam tăng cao. Thu nhập thực của người lao động sụt giảm vì không đuổi kịp nổi tốc độ tăng giá. Mục tiêu giảm nghèo 2% năm nay có thể bị phá vỡ. Xem thêm
* Tiêu thụ xăng dầu 4 tháng tăng 25% so với cùng kỳ năm 2010: Cụ thể, tổng lượng xăng dầu tiêu thụ nội địa trong bốn tháng đầu năm nay đạt trên 6 triệu m3–tấn, trong đó xăng khoảng 2.1 triệu m3; diesel khoảng 3.17 triệu m3. Xem thêm
* Siết DN bảo hiểm nước ngoài: Doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài muốn cung cấp dịch vụ bảo hiểm ở Việt Nam thì phải ký quỹ 100 tỷ đồng tại Việt Nam nhằm đảm bảo năng lực xử lý tổn thất. Doanh nghiệp cũng phải có tổng tài sản trên 2 tỷ USD. Xem thêm
TRÁI PHIẾU: Huy động 3,672 nghìn tỷ đồng qua đấu thầu TPCP
* Quý I, huy động hơn 13,672 nghìn tỷ đồng qua đấu thầu TPCP: Tăng 2.171% so với quý I/2010. Xem thêm
BẤT ĐỘNG SẢN: Bất động sản Hà Nội lao dốc
* Bất động sản Hà Nội lao dốc: Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, ở nhiều dự án “hot” trên địa bàn đã giảm giá chóng mặt, cá biệt có những dự án mức giảm từ 7-9 triệu đồng/m2, giao dịch gần như đóng băng. Xem thêm
* Được phép huy động tiền ứng trước của khách hàng: Tổng số tiền huy động trước khi bàn giao nhà ở không được vượt quá 70% giá trị nhà ở tạm tính. Xem thêm
KẾT QUẢ KINH DOANH: Vẫn chưa có gì sáng sủa
* VinaCapital công bố danh mục đầu tư tháng 4/2011: Tính đến cuối tháng 4, tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của 3 quỹ thành viên VinaCapital gồm VOF, VNL và VNI đạt 1,654 triệu USD với giá trị vốn hóa thị trường là 1,136 triệu USD. Xem thêm
* Quý 1 đã lỗ, quý 2 dự khiến lỗ tiếp: BAS cho biết, trong quý 2, công ty sẽ lỗ nặng hơn quý 1 do chi phí tài chính tăng cao (lãi suất ngân hàng 21%, trong khi quý 1 là 17%). Xem thêm
* HSG - Trả giá vì tham vọng? Nhiều người “độc miệng” cho rằng, việc phải đổi người đại diện theo pháp luật từ tổng giám đốc sang chủ tịch HĐQT để còn có người “dám” làm tổng giám đốc của HSG nếu cứ giữ như điều lệ cũ sẽ chẳng ai dám ngồi lên “ghế nóng”. Xem thêm
Nhiều công ty công bố lỗ và sụt giảm lợi nhuận quý 1/2011
* HNM: Sau khi trừ các khoản chi phí và thuế, HNM lỗ 1.89 tỷ đồng, trong kỳ cùng kỳ trước lãi ròng 470 triệu đồng. Xem thêm
* HDG: Công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 với 10.8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm gần 83% so cùng kỳ 2010. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu 534 đồng. Xem thêm
* SCJ, SD9: Lợi nhuận sau thuế quý 1/2011 lần lượt đạt 4.12 tỷ đồng và 8.77 tỷ đồng, đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Xem thêm
* PLC: Lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1/2011 đạt 39.75 tỷ đồng, giảm 24.7% so với cùng kỳ năm trước. Xem thêm
Vẫn có lợi nhuận tăng mạnh
* MCP: Kết thúc quý 1, công ty đạt 7.67 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 4.4 lần cùng kỳ năm 2010. Xem thêm
* PJT, DIC: Lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1/2011 lần lượt tăng 27.5% và 52.6% so cùng kỳ năm 2010. Xem thêm
* ELC đạt 30.6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1/2011, gấp 2.8 lần cùng kỳ năm 2010. Xem thêm
GIAO DỊCH: Chủ tịch cũng bán cổ phiếu
* IFS: Ông Pang Tee Chiang - Chủ tịch HĐQT đăng ký bán 5.5 triệu cổ phiếu. Xem thêm
* SHS đăng ký lướt sóng 1 triệu cổ phiếu PVA. Xem thêm
* EFI đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu EID. Xem thêm
* PVX đăng ký thoái vốn lần hai tại PSB. Xem thêm
* DMC: Quỹ đầu tư Chứng khoán Y tế Bản Việt (VCHF) tiếp tục lướt sóng 1 triệu cổ phiếu. Xem thêm
* CTD: Hai cổ đông ngoại đã bán hơn 3 triệu cổ phiếu. Xem thêm
* EIB đã thoái hết 3.51% vốn tại FDC. Xem thêm
THẾ GIỚI: Kinh tế Mỹ
* Cổ phiếu công nghệ đẩy chứng khoán Mỹ lùi sâu: Đà trượt dài của nhóm cổ phiếu công nghệ và nỗi lo sợ về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã khiến chứng khoán Mỹ khép phiên giao dịch ngày thứ Hai trong sắc đỏ. Kết thúc ngày giao dịch, Dow Jones giảm 47.38 điểm (0.38%) xuống 12,548.37 điểm, S&P rớt 8.30 điểm (0.62%) xuống 1,329.47 điểm, Nasdaq trượt 46.16 điểm (1.635) xuống 2,782.31 điểm.
* Vàng, bạc và dầu cùng rớt giá: Giá vàng giảm nhẹ và đóng cửa dưới 1.500 USD/oz còn giá bạc trượt dài trong phiên giao dịch ngày thứ Hai. Giá dầu cũng sụt hơn 2% do nỗi lo sợ về nguy cơ gián đoạn hoạt động lọc dầu trước các nỗ lực kiểm soát cơn bão lụt tại bang Louisiana, Mỹ.
* FED chưa quyết định rút lại chính sách kích thích: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chưa quyết định chiến lược thoái lui khỏi chính sách lãi suất siêu thấp và chương trình mua 600 tỷ USD trái phiếu. Xem thêm
* Mỹ: Nợ công chạm trần 14.3 ngàn tỷ USD, Mỹ cắt giảm đầu tư. Xem thêm
* Obama cảnh báo khủng hoảng và suy thoái sâu hơn nếu Mỹ không nâng trần nợ: Tổng thống Barack Obama cảnh báo Quốc hội rằng sự thất bại trong việc nâng trần nợ có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tồi tệ hơn so với trong giai đoạn 2008-2009 nếu nhà đầu tư bắt đầu nghi ngờ về mức độ tín nhiệm của Mỹ. Xem thêm
* Trung Quốc cần tiếp tục nâng lãi suất để ngăn lạm phát: Vì tình trạng lạm phát cao có thể kéo dài trong các năm tới do giá hàng hóa toàn cầu ngày càng tăng cao. Xem thêm
Xuân Anh tổng hợp
|