Thứ Hai, 25/04/2011 10:35

VIP đứng sau câu chuyện T+?

Đằng sau câu chuyện T+ là gì, tại sao vấn đề T+2 không được triển khai như nhiều NĐT mong đợi, có phải có đã có sự tác động của các VIP?

Câu chuyện T+ đã được báo chí, các thành viên thị trường nói đến rất nhiều lần trong thời gian qua. Tuy nhiên, mọi việc vẫn đâu vào đấy khi cơ quan quản lý không hề có động tĩnh gì về việc này. Vì vậy nhiều người đã không còn muốn nhắc đến nó, còn cơ quan quản lý và các "cá mập" thì có vẻ mong thị trường quên đi càng sớm càng tốt. Vậy đằng sau câu chuyện T+ là gì, tại sao vấn đề T+2 không được triển khai như nhiều NĐT mong đợi?

Theo tôi, đằng sau câu chuyện T+ này có sự tác động của các "cá mập", những NĐT được coi là VIP và có quyền lực trên TTCK.

Việc áp dụng T+4 như hiện nay rất có lợi cho các VIP, nhất là trong việc "tạo sóng" và "lái tàu" để thu lợi nhuận. Tôi không nói việc các VIP làm đầu tàu để lái sóng là xấu, thậm chí việc các VIP này cầm lái lại có lợi cho thị trường. Vì nếu không có những VIP làm đầu tàu "đội lái", phát động những đợt sóng thì thị trường cứ bình bình với biên độ giao dịch hẹp, vì thế NĐT lướt sóng khó mà kiếm chênh lệch được. Tuy nhiên, phải với điều kiện là các VIP này chơi đúng luật và bình đẳng như các NĐT nhỏ lẻ khác, tức là T+4 trở lên mới xả hàng. Nhưng không phải lúc nào VIP cũng chơi "đúng quy luật" như vậy vì quy định của cơ quan quản lý cho phép được giao dịch T+0 khi mua bán 100.000 đơn vị trở lên. Mà việc giao dịch được với lô lớn như thế chỉ có các "cá mập" mới có đủ tiềm lực để thực hiện, vì vậy việc ra quy định ấy chẳng khác nào tiếp tay cho "cá mập" "làm thịt" NĐT nhỏ lẻ.

Các vị nên biết rằng, dù mang tiếng là NĐT nhỏ lẻ, nhưng số lượng những NĐT nhỏ lẻ như chúng tôi rất lớn, vì thế chính lượng giao dịch của các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã nuôi sống các CTCK và tạo ra sự sôi động của TTCK chứ không chỉ là các VIP. Tuy nhiên, các VIP này lại luôn được hưởng lợi hơn những NĐT nhỏ lẻ như chúng tôi, cả về việc T+, cũng như việc ưu tiên trong đặt lệnh do họ có tiềm lực và quyền lực ngầm.

Như đã nói ở trên, theo tôi hiểu, việc không triển khai T+2 là do có sự tác động của các VIP này. Vì nếu nhà đầu tư được tháo "chiếc xiềng" T+4, họ sẽ cùng bán vào ngày T+2 nếu họ thấy có lời, làm vậy sẽ ảnh hưởng đến "kế hoạch chung" của các VIP.

Tác hại của việc các VIP lấn át nhà đầu tư nhỏ lẻ diễn ra rất khó thấy, nó như một căn bệnh âm ỉ kéo dài trong một con người. Tuy các VIP vẫn thu được lợi nhuận, nhưng nhà quản lý không hiểu việc họ chỉ ưu ái cho khách VIP cũng giống như tay trái hái táo, tay phải cưa gốc táo vậy.

Nếu các nhà đầu tư nhỏ lẻ rút khỏi thị trường thì sao? Chắc chắn là nguồn thanh khoản sẽ giảm dần, các CTCK sẽ thua lỗ vì không còn nguồn phí môi giới, hàng loạt các CTCK sẽ đóng cửa. Các công ty niêm yết sẽ gặp khó khăn trong việc phát hành cổ phiếu để tìm nguồn vốn hơn.

Điều này không những chỉ ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.

Namle, TP. HCM (noinhothoi2005@yahoo.com)

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Thị trường tuần 25-29/04 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (24/04/2011)

>   TTCK Việt Nam: Những bức xúc trong lòng thị trường (23/04/2011)

>   Tiếng gọi của… dòng tiền! (23/04/2011)

>   Cổ phiếu ngân hàng: Giá đã thấp nhưng chưa hấp dẫn (23/04/2011)

>   Ngày 22/04: Giao dịch khối ngoại “teo” dần (22/04/2011)

>   Lý do các tổ chức muốn giữ VN-Index? (22/04/2011)

>   Không dễ kiếm tiền trên TTCK (22/04/2011)

>   Thị trường ngày 22/04 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (21/04/2011)

>   UPCoM-Index giảm xuống mức 35,70 điểm (21/04/2011)

>   Ngày 21/04: Khối ngoại mua ròng, HNX-Index tiếp tục lùi sâu (21/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật