Thứ Sáu, 22/04/2011 12:02

Lý do các tổ chức muốn giữ VN-Index?

Thông tin chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Hà Nội và TP. HCM được công bố ở mức cao, lần lượt tăng 3,28% và 3,16%, khiến nhiều NĐT lo ngại. HNX-Index tiếp tục giảm điểm, tuy nhiên VN-Index vẫn giữ được sắc xanh, nhờ những cổ phiếu có mức vốn hóa lớn tăng giá.

Trong ngày 20/4, khi thông tin CPI nêu trên được công bố, VN-Index tăng 1,1%, trong khi HNX-Index giảm 0,2%. Còn trong phiên giao dịch ngày 21/4, VN-Index tăng 0,4%, HNX-Index giảm 2,1%. Diễn biến trái ngược ở hai sàn chủ yếu là do VN-Index được giữ vững bởi bộ ba cổ phiếu BVH, MSN và VIC.

CPI 2 thành phố lớn tăng cao có thể kéo theo CPI của cả nước trong tháng 4 tăng mạnh. Đây hiển nhiên không phải là tin tốt đối với TTCK. Áp lực tăng CPI trong các tháng sau nhiều khả năng vẫn còn cao, do Chính phủ đã quyết định tăng lương tối thiểu từ 750.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng từ ngày 1/5 và cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh giá điện theo giá thị trường từ ngày 1/6 năm nay. Hơn nữa, giá dầu trên thế giới đã vượt mức 110 USD/thùng, cao hơn 10% so với thời điểm mà Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tăng giá bán xăng lên 21.300 đồng/lít.

Những thông tin này lẽ ra phải tác động tiêu cực đến TTCK. Tuy nhiên, VN-Index lại tăng điểm nhẹ. Tôi cho rằng, góp phần đẩy giá các cổ phiếu có mức vốn hóa lớn nêu trên không chỉ có NĐT nước ngoài, mà còn có sự đóng góp của NĐT nội. Trong phiên ngày 21/4, NĐT trong nước đã mua 32,82% giá trị khớp lệnh của cổ phiếu BVH, 53,04% giá trị khớp lệnh của cổ phiếu VIC và 72,92% giá trị khớp lệnh của cổ phiếu MSN.

Theo tôi, có 2 lý do khiến các tổ chức muốn giữ VN-Index quanh mức hiện tại.

Thứ nhất, 440 - 460 là vùng điểm hỗ trợ khá mạnh cho VN-Index khi chỉ số đã dao động lâu trong vùng điểm đó. Nếu VN-Index bị thủng vùng hỗ trợ này, tâm lý bán tháo sẽ tăng mạnh hơn và nguy cơ TTCK tiếp tục rớt xuống sâu hơn. Các tổ chức lớn sẽ khó lòng có thể cắt lỗ được. Điều này là có cơ sở khi kịch bản TTCK Việt Nam trong năm 2008 và năm 2011 là khá tương đồng: chỉ số chứng khoán giảm mạnh, CPI tăng cao. Nếu CPI các tháng tiếp theo tiếp tục đà tăng thì khả năng TTCK vẫn còn giảm.

Thứ hai, các tổ chức này muốn tận dụng hai hiệu ứng: hiệu ứng thế giới và hiệu ứng tin xấu. Với hiệu ứng thế giới, các tổ chức này muốn đu theo đà tăng điểm của chứng khoán thế giới. Còn với hiệu ứng tin xấu, khi thông tin CPI tăng cao được công bố mà TTCK tăng điểm có thể khiến cho NĐT kỳ vọng thị trường đã ở vùng đáy, tin tức xấu đã ra hết và có thể từ từ mua vào.

Các NĐT lớn "giữ" chỉ số chứng khoán, nhưng khối lượng giao dịch thấp như hiện nay không kích thích dòng tiền đổ vào thị trường, mà có thể tạo ra hiệu ứng chán nản hơn với NĐT. Tính từ đầu năm 2011 đến nay, VN-Index chỉ giảm 4,38%, nhưng HNX-Index đã giảm 26,26%.

Thu Thủy (Hà Nội)

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Không dễ kiếm tiền trên TTCK (22/04/2011)

>   Thị trường ngày 22/04 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (21/04/2011)

>   UPCoM-Index giảm xuống mức 35,70 điểm (21/04/2011)

>   Ngày 21/04: Khối ngoại mua ròng, HNX-Index tiếp tục lùi sâu (21/04/2011)

>   “Gãy” đòn bẩy chứng khoán (21/04/2011)

>   Những nhà đầu tư đi ngược dòng (21/04/2011)

>   Quản lý lỏng lẻo, mất tiền tỉ chứng khoán (21/04/2011)

>   Thị trường ngày 21/04 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (20/04/2011)

>   UPCoM-Index bất ngờ tăng điểm (20/04/2011)

>   Ngày 20/04: Nhóm ngành chủ chốt đồng loạt tăng điểm (20/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật