Thứ Ba, 19/04/2011 07:20

Đề xuất phương pháp mới đánh thuế chứng khoán

Theo Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành, nhà đầu tư (NĐT) cá nhân được lựa chọn 2 hình thức tính thuế: 1)Thuế chuyển nhượng vốn được xác định bằng tổng giá bán trừ đi tổng giá mua, trừ đi tất cả chi phí hợp lý liên quan đến quá trình đầu tư vốn và sau đó nhân với thuế suất 25%; tiến trình này được quyết  toán sau 1 năm tài chính; 2)Thuế khoán được xác định trên giá bán chứng khoán (CK) nhân với thuế suất 0,1% sau mỗi giao dịch bán và thu ngay.

Theo Hiệp hội các NĐT tài chính (VAFI), cả hai phương thức tính thuế này đều bất cập, không thực thi. VAFI đã đề xuất phương pháp tính mới- phương pháp CGT (Capital gain tax). Chuyên mục “Chính sách thuế với cuộc sống” kỳ này xin được giới thiệu…

Bất hợp lý

“Ngay từ khi xây dựng Dự Luật thuế TNCN, VAFI đã rất nhiều lần bày tỏ quan điểm không đồng tình với phương pháp này vì nó không khả thi, vì không thể áp dụng được và vì không có quốc gia nào trên thế giới có phương pháp này. Thực tiễn đã chứng tỏ quan điểm trên. Cho tới nay không một NĐT CK nào đăng ký với cơ quan thuế (CQT) để được áp dụng phương án này…”, ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký VAFI phát biểu về phương pháp tình thuế với thuế suất 25%.

Theo ông Hải, sở dĩ phương pháp này không được áp dụng trong thực tế bởi NĐT cá nhân không phải là một tổ chức DN, có số vốn đầu tư được hạch toán riêng, không có bộ máy kế toán . Vốn của NĐT cá nhân được dùng lẫn lộn với nhiều mục đích chi tiêu khác nhau như chi tiêu sinh hoạt gia đình, chi đầu tư bất động sản, tiền tệ…. Các khoản chi phí cho đầu tư CK khó có thể hạch toán riêng, chưa nói đến việc NĐT không thể có đầy đủ những chứng từ chi phí đầu tư CK…

Thực tế, ngoài thị trường (TT) niêm yết, còn có TT OTC và với TT OTC thì không thể xác định được giá mua giá bán chính xác (giá hạch toán). Thực tế ngay đến những tổ chức kinh doanh CK nhỏ lẻ thì nhà nước cũng không thể kiểm soát được thuế thu nhập DN một cách chính xác…

Với phương pháp tính thuế với thuế suất 0,1%, tuy  một số quốc gia áp dụng vì nó đơn giản, dễ quản lý việc khê khai tính thuế, đặc biệt đối với TT niêm yết cổ phiếu thì phương pháp này đảm bảo nhà nước thu được 100% tiền thuế của NĐT CK cá nhân, thế nhưng nhược điểm cơ bản của phương pháp này là kinh doanh thua lỗ cũng phải chịu thuế. Trong bối cảnh TT CK như hiện nay thì NĐT cá nhân cảm thấy không hài lòng vì người ta nghĩ nó không hợp lý.

Thực ra với các NĐT giá trị, đầu tư lâu dài hay ít giao dịch CK thì mức thuế khoán 0,1% trên giá bán là không lớn, có thể chấp nhận được.Nhưng với các NĐT bám sàn CK, mua mua bán bán hàng ngày với giá trị giao dịch rất lớn so với vốn tự có thì khoản thuế khoán này là không nhỏ, nhất là trong nhiều giai đoạn TT CK trầm lắng như hiện nay. “Với các NĐT CK bám sàn , họ phải mất rất nhiều khoản chi phí cao như phí môi giới CK, lãi vay ngân hàng (lãi suất 24%/năm) và thuế khoán trên các giao dịch mua bán liên tục. Nếu kinh doanh có lãi, thì trừ hết các khỏan chi phí như lãi vay, phí môi giới, thuế, phần lãi chỉ chiếm nhỏ nhoi.

Tuy nhiên trong gần  2 năm qua, đại bộ phận các NĐT bám sàn đều kinh doanh thua lỗ, nhiều người mất hết vốn. Do vậy việc họ mất thêm thuế là không hợp ly…”- ông Hải phân tích. Ông Hải cũng cho rằng NĐT bám sàn là nhân tố cơ bản  để tạo lập tính thanh khoản cho TT, vì vậy, chính sách thuế CK cho NĐT cá nhân cần lấy đối tượng các NĐT bám sàn làm trọng tâm để nghiên cứu chính sách.

Phương pháp CGT

Theo phương pháp CGT (Capital gain tax), thuế chuyển nhượng của một loại CK = ( Tổng giá bán bình quân- Tổng giá mua bình quân) x Thuế suất (1%). Việc xác định thuế chuyển nhượng CK sau 1 ngày giao dịch và Cty CK thu ngay nếu NĐT có lãi.

“Phương pháp này được áp dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Về bản chất phương pháp này cũng là một hình thức thuế khoán vì không đưa chi phí vào, tức là cũng không thể xác định lợi tức kinh doanh một cách chính xác, tuy nhiên phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với thuế khoán gắn với giá bán. Vì với các giao dịch CK không thuộc diện lãi, gần  lỗ  thì không phải đóng thuế, do vậy diện phải đóng thuế sẽ bị thu hẹp nhiều so với phương pháp hiện hành. Với những trường hợp lỗ ít thì vẫn phải đóng thuế CGT vì đã không đưa chi phí vào…”- ông Hải phân tích.

Ông Hải cũng cho rằng, khi áp dụng phương pháp CGT thì các Cty CK có thể phải chỉnh sửa bổ sung phần mềm nhưng không quá phức tạp. Quản lý thuế từ CQT sẽ khó hơn một chút so với phương pháp hiện hành, tuy nhiên vẫn là rất đơn giản nếu so với việc quản lý thuế từ các đối tượng DN hay hộ kinh doanh  nhỏ lẻ.

“Với thời điểm hiện tại của TTCK Việt Nam cũng là thời điểm thích hợp cho việc áp dụng phương pháp CGT vì đã có rất nhiều Cty công chúng tham gia niêm yết CK, tức là TT tự do đã được thu hẹp rất nhiều so với trước kia…”, ông Hải đề xuất.

Tuy nhiên, ông Hải cũng cho rằng, đối với chuyển nhượng CK trên TT OTC, phương pháp CGT sẽ không thích hợp vì CQT không xác định được giá tính thuế đối với giá mua, giá bán, do vậy với TT OTC, vẫn duy trì phương pháp hiện hành. Trường hợp mua cổ phiếu trên TT OTC, sau đó niêm yết, cũng không thể áp dụng phương pháp CGT được mà cần áp dụng phương pháp giá bán  nhân với thuế suất 0,1%...

Ka Ka

Pháp luật Việt Nam

Các tin tức khác

>   Khổ vì tỉ lệ 65% (19/04/2011)

>   Chờ “cách mạng” từ Luật Chứng khoán (16/04/2011)

>   Ít nhất đến 2014, Việt Nam mới có TTCK phái sinh (14/04/2011)

>   Cụ thể hóa khung pháp lý cho TTCK (13/04/2011)

>   Lại bàn về tỷ lệ 51% (11/04/2011)

>   Hội thảo Xây dựng Thị trường phái sinh Việt Nam (09/04/2011)

>   Sẽ nâng quy định về vốn điều lệ đối với các DNNY (08/04/2011)

>   CTG phát hành 5,000 tỷ đồng trái phiếu đợt 2/2010 (01/10/2010)

>   Sẽ hợp nhất, cổ phần hóa HOSE và HNX (23/01/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật