Thứ Tư, 23/03/2011 07:53

Nhà nhập khẩu dìm giá cao su: Bài học quý

Việc chính phủ Thái Lan thực hiện thành công chính sách giữ giá mặt hàng cao su đã cho chúng ta một bài học quý giá…

Từ việc nhà nhập khẩu dìm giá mặt hàng cao su, liệu chúng ta có rút ra được bài học?

Trong mấy ngày qua, giá cao su đã tăng trở lại do các chính sách kiên quyết giữ giá của chính phủ Thái Lan. Mặc dù vậy, chính phủ Thái Lan vẫn cho biết sẽ tiếp tục can thiệp đẩy giá lên cao nữa. Chính phủ Thái Lan cũng đã đề nghị với Indonesia và Malaysia thiết lập các mức giá tối thiểu cho mặt hàng cao su nhằm giữ giá.

Trước đó, hồi tháng 2/2011, giá cao su trên thị trường đã tăng mạnh do thiếu hụt nguồn cung. Khi đó, Bloomberg đã dự đoán, năm 2011 giá cao su có thể tăng lên 605 yen/kg (7.407 USD/ tấn) vào tháng 12.

Tuy nhiên, sau thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản, nhiều nhà nhập khẩu sử dụng chiêu dìm giá bằng cách đồng loạt ngừng mua cao su để “nghe ngóng”, dù họ được chào bán với giá rất thấp. Do vậy giá cao su đã nhanh chóng sụt giá thê thảm: Giá cao su giao tháng 8 từ đỉnh 528,4 yen/kg trên sàn Thượng Hải vào ngày 17/2, nhưng đến ngày 15/3, đã mất đi khoảng 35% giá trị và ở mức thấp nhất trong hơn 4 tháng.

Giữa tháng 3/2011, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc cũng chỉ còn 26.000 NDT/tấn, so với mức 36.000 NDT/tấn hôm 18/2. Giá cao su SVR 20 xuất khẩu ra các thị trường khác giảm từ mức 100.000 đồng/kg, FOB, xuống còn 77.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, sau những động thái quyết liệt nhằm giữ giá của Thái Lan, đến 18/3, giá cao su giao tháng 8 tại Tokyo đã tăng lên 396,9 yen/kg và đang có xu hướng hướng đến mức 409 yen.

Trong khi Thái Lan có những động thái chủ động điều chỉnh thị trường thì ở Việt Nam, rất nhiều DN ồ ạt chào bán mặt hàng cao su với giá rất thấp. Giá có lúc đã rơi xuống dưới 85 triệu đồng/tấn, mặc dù chỉ mấy ngày trước vẫn đang ở ngưỡng 120 triệu đồng/tấn.

Nhìn rộng ra thì không chỉ có cao su mà nhiều mặt hàng nông sản khác Việt Nam vốn có thế mạnh nhưng lại rất yếu ở khâu chủ động dẫn dắt thị trường. Chuyện VFA hai lần liên tiếp hạ giá sàn xuất khẩu gạo để “chiều” nhà nhập khẩu gần đây là một ví dụ nóng hổi. Hay với nhiều mặt hàng nông sản khác, dù là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thì tiếng nói của Việt Nam vẫn khá là yếu ớt.

Rõ ràng từ việc chính phủ Thái Lan thực hiện chính sách kiên quyết giữ giá cao su đã cho chúng ta một bài học: Không thể nương theo thị trường, chiều nhà nhập khẩu bằng mọi giá.

Nhà báo và Công luận

Các tin tức khác

>   Đồng bằng Sông Cửu Long xuất khẩu trên một triệu tấn gạo (21/03/2011)

>   Bán tháo cao su là “dính bẫy” (20/03/2011)

>   Tạm trữ lúa gạo: Cần Chính phủ vào cuộc (20/03/2011)

>   Tạm trữ gạo để chờ thời! (20/03/2011)

>   Đã xuất khẩu được hơn 1,3 triệu tấn gạo (18/03/2011)

>   Hiệp hội lương thực lại hạ giá sàn gạo xuất khẩu (17/03/2011)

>   Lối thoát cho xuất khẩu cà phê (17/03/2011)

>   Giá lúa gạo giảm mạnh (17/03/2011)

>   Thị trường cao su lao dốc không phanh (17/03/2011)

>   Philippines sẽ giảm nhập khẩu gạo trong năm 2011 (16/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật