Thứ Năm, 10/03/2011 09:40

Chống lạm phát từ... bàn tiệc

Cần hạn chế nhập khẩu một cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa đối với những mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu – mỗi một người Việt Nam yêu nước cần nhận thức và hành động trước mệnh lệnh hành chính này bằng cả trái tim và lương tri trong công cuộc chống lạm phát hiện nay.

Trong tuần qua, các phương tiện truyền thông đăng tải nhiều “tin tốt” ở các vị trí ưu tiên về việc các địa phương, bộ, ngành tuyên bố cắt giảm hội nghị, hội thảo, ngừng mua sắm xe ôtô, xây trụ sở... Nhân dân sẽ phấn khởi nhiều lần hơn nếu những tuyên bố này thành hiện thực và không tái diễn khi cuộc chiến chống lạm phát qua đi.

Thực tiễn cho thấy, nhiều nơi vẫn còn diễn ra những cuộc tiếp đón “trên về” một cách rầm rộ, hình thức không cần thiết, và kèm theo đó là những cuộc ăn uống tưng bừng kiểu “khách ba chủ nhà bảy”. Rất nhiều bia ngoại, rượu ngoại, thuốc lá ngoại... được dùng tràn lan, thả cửa trong những cuộc liên hoan mà người dự đa phần là quan chức, công chức. Chỉ chống nhập siêu đối với những mặt hàng này thôi là chưa đủ, nếu tình trạng tiêu xài của những người có quyền, có tiền không thay đổi thì mệnh lệnh cấm nhập khẩu sẽ trực tiếp làm giàu thêm cho những đại gia buôn lậu ở các cửa khẩu biên giới mà thôi. Và khi các đại gia buôn lậu ra tay để nhập rượu, bia, thuốc lá thì tình trạng USD chợ đen sẽ diễn biến khó lường.

Mặt khác, chỉ dừng lại ở mức kêu gọi hoặc các chỉ thị cấm uống rượu, bia ngoại, hút thuốc lá ngoại chung chung thôi vẫn không có tác dụng; đã tới lúc cần phải có những chế tài xử lý rất cụ thể, trước hết là đối với những người đang hưởng lương từ ngân sách. Về phương diện truyền thông, cần tập trung và đẩy mạnh phê phán một cách cụ thể, trực tiếp những cá nhân, tập thể tiêu dùng xa hoa, lãng phí, sử dụng rượu, bia, thuốc lá ngoại trong những cuộc tiếp đón, đãi đằng.

Đến hẹn lại lên: Năm nào chống lạm phát các bộ, ngành, địa phương cũng tuyên bố cắt giảm hội nghị, hội thảo, ngừng mua sắm... Xin hãy nhớ rằng, đợi đến khi lạm phát mới thực thi tiết kiệm là đã muộn rồi. Do vậy, phải làm sao để những hành động tiết kiệm chi tiêu công trở thành một thói quen, một biểu hiện của lối sống đẹp, là thước đo văn hoá, nhân cách của mỗi công dân yêu nước. Không phải ngẫu nhiên mà đa số những người dân bình thường – những người tự bỏ tiền túi của mình để trả tiền mua xăng, mua điện – đều tỏ bày sự đồng cảm trước chủ trương đưa giá xăng, giá điện lên ngang bằng với giá thế giới để giảm gánh nặng bù lỗ cho ngân sách nhà nước.

Những người có trọng trách ở các địa phương, bộ, ngành, các doanh nghiệp những người của công chúng, người có ảnh hưởng đến số đông hãy nói không với rượu ngoại, bia ngoại, thuốc lá ngoại. Xin hãy bắt đầu như thế!

Lâm Chí Công

lao động

Các tin tức khác

>   “Hiến kế” ổn định kinh tế vĩ mô trung, dài hạn (10/03/2011)

>   16/3: Công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2010 (09/03/2011)

>   Giảm cầu để phát triển kinh tế thời lạm phát (09/03/2011)

>   Sắp có nhà thầu tư vấn Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (09/03/2011)

>   Lo khó đáp ứng nhu cầu lao động của Nokia Việt Nam (09/03/2011)

>   “Địa phương cũng tính được GDP thì... quá giỏi” (09/03/2011)

>   Bộ GTVT quyết định chưa khởi công dự án mới dùng vốn nhà nước (09/03/2011)

>   TS Trần Du Lịch: TPHCM tái cơ cấu kinh tế cần đồng bộ với quy hoạch đô thị (09/03/2011)

>   Kinh nghiệm lập kế hoạch trong kinh tế thị trường (08/03/2011)

>   Thận trọng với các dự án BOT, BT (08/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật