Thứ Sáu, 11/02/2011 12:14

Vốn ngoại vẫn chảy

Liên tiếp gần đây, truyền thông quốc tế đưa tin dòng vốn nước ngoài đang rút ra khỏi các thị trường mới nổi do quan ngại vĩ mô kém ổn định. Ngày 10.2, lần đầu tiên sau 15 phiên giao dịch khối ngoại cũng đã bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thị trường mới nổi tăng trưởng kém

Những ngày đầu tuần này, các hãng tin lớn đều đưa tin một lượng vốn lên tới 7 tỉ USD đã bị rút ra khỏi các thị trường mới nổi trong tuần đầu tháng 2/2011 – mức “chảy ngược” lớn nhất trong 3 năm qua.

Thống kê giao dịch NĐTNN ngày 10.2

Theo Reuters, từ đầu năm 2011 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài liên tục rút tiền khỏi thị trường chứng khoán Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Chỉ số MSCI theo dõi 21 thị trường chứng khoán tại nhóm nước mới nổi, đã tăng trưởng âm 2% trong những tháng đầu năm 2011, trong khi chỉ số MSCI của nhóm 24 thị trường phát triển tăng tới 4,6%.

Theo số liệu của Morgan Stanley, trong tuần trước, nhà đầu tư tổ chức rút 68 triệu USD khỏi thị trường Indonesia, Thái Lan và Philippines. Lượng vốn này thấp hơn so với mức 269 triệu USD trong tuần trước đó. Tại thị trường Philippines và Indonesia lượng vốn bị rút đi lần lượt là 65 và 21 triệu USD. Tính từ cuối năm 2010, nhà đầu tư nước ngoài đã rút 1,7 tỉ USD khỏi 3 thị trường chứng khoán Thái Lan, Indonesia và Philippines.

Theo số liệu về dòng vốn vào/ra các thị trường châu Á, Trung Đông của hãng tin Bloomberg, từ đầu tháng 2.2011 đến nay, vốn ròng có hiện tượng âm tại thị trường Philippines và Hàn Quốc. Nếu tính từ đầu năm 2011 thì khá nhiều thị trường như Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Thái Lan có dòng vốn vào âm. Một số thị trường khác nhận được lượng vốn rất thấp như Abu Dhabi, Đài Loan, chỉ vài triệu USD.

Các phân tích của tổ chức quốc tế cho rằng lạm phát đang là mối đe dọa đối với các thị trường mới nổi. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc mới đây đã phải nâng lãi suất lần thứ ba trong 4 tháng. Hầu như chưa thị trường mới nổi nào có thể kìm chặt được lạm phát. Tuần trước, ông John Lipsky - Phó Tổng Giám đốc thứ nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, nhiều nền kinh tế mới nổi đã sử dụng hết các biện pháp, trong đó có nhiều nền kinh tế đang áp dụng chính sách tiền tệ và ngân sách.

Thị trường Việt Nam: Chưa đáng ngại

Ngày 10.2, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 7,18 tỉ đồng. Trong số này, khối ngoại bán ròng trên sàn HoSE 11,53 tỉ đồng (tính cả giao dịch thỏa thuận) và mua ròng tại sàn Hà Nội 4,35 tỉ đồng.

Tính chung từ đầu năm 2011, đây mới là phiên bán ròng thứ hai của nhà đầu tư nước ngoài, sau phiên ngày 12.1 với 71,03 tỉ đồng. Quy mô bán ròng như vậy thực chất vẫn quá nhỏ so với mức độ vốn vào. Riêng 2 tháng đầu năm 2011 (đến ngày 10.2), tổng giá trị mua ròng của khối ngoại trên hai sàn giao dịch niêm yết là 1.798,8 tỉ đồng.

Năm 2010, TTCK niêm yết của Việt Nam ghi nhận lượng vốn mua ròng kỷ lục lên tới gần 16,2 ngàn tỉ đồng, cao gấp 4,8 lần năm 2009. Mặc dù con số thống kê cần tính đến xu hướng chung của dòng vốn nước ngoài tìm đến các thị trường mới nổi và Việt Nam vẫn còn kém xa các thị trường khác, nhưng rõ ràng chưa có hiện tượng rút vốn mạnh tại Việt Nam thời gian gần đây. Một phần nguyên nhân là do khả năng rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế bởi rào cản ngoại hối, nhưng việc liên tục mua ròng cho thấy độ hấp dẫn của thị trường Việt Nam vẫn còn.

Sự thiếu ổn định vĩ mô, trong đó có rủi ro lạm phát cao là điểm chung của các thị trường mới nổi. Tại Việt Nam, một rủi ro khác đặc thù hơn là rủi ro tỉ giá cũng hạn chế dòng vốn vào. Khả năng dự báo chính sách khó khăn, áp lực giảm giá đồng nội tệ thường trực là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức đầu tư nước ngoài. Điều đó một mặt làm giảm quy mô dòng vốn vào – như đã thể hiện trong năm 2010 so với các thị trường khác – nhưng mặt khác, dòng vốn đã thực vào Việt Nam đều nhận biết được rủi ro và chấp nhận nó.

Hoàng Nguyên

lao động

Các tin tức khác

>   TTCK Việt Nam sẽ diễn biến thế nào trong năm 2011? (11/02/2011)

>   VN-Index bị “méo mó”: UBCK yêu cầu HoSE khắc phục (11/02/2011)

>   Thị trường ngày 11/02 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (10/02/2011)

>   UPCoM-Index giảm còn 42,18 điểm (10/02/2011)

>   Ngày 10/02: Khối ngoại bán ròng 7.2 tỷ đồng (10/02/2011)

>   Thiếu công cụ phòng rủi ro cho nhà đầu tư (10/02/2011)

>   Chứng khoán tháng 2: Vẫn là ẩn số vĩ mô (10/02/2011)

>   Thị trường ngày 10/02 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (09/02/2011)

>   UPCoM-Index giảm còn 42,46 điểm (09/02/2011)

>   Ngày 09/02: Khối ngoại giảm mua ròng, đẩy mạnh bán ra (09/02/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật