Chủ Nhật, 13/02/2011 16:30

Thị trường tuần 14-18/02 dưới góc nhìn công ty chứng khoán

(Vietstock) - Việc lướt sóng ngắn hạn sẽ gặp nhiều khó khăn do rủi ro từ sự  bất  ổn của nền kinh tế  vĩ mô vẫn đang hiện hữu. Dòng tiền hiện vẫn tiếp tục chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu Bluechips, khiến nhà đầu tư đang cầm cổ phiếu penny sốt ruột. Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ nên giải ngân vào nhóm cổ phiếu đã quen mức giá, có yếu tố cơ bản tốt, đang bị định giá thấp hơn giá thị trường cho mục tiêu đầu tư giá trị. Tránh đua lệnh tăng trần cổ phiếu nhiều phiên liên tiếp.

*Sự kiện doanh nghiệp và lịch ĐHĐCĐ thường niên tuần 14-19/02

Bán ròng chỉ là yếu tố kỹ thuật

CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVS): Tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài có 2 phiên bán ròng liên tiếp nhiều khả năng do những yếu tố chọn thời điểm mang tính kỹ thuật. Do đó, họ sẽ sớm trở lại trạng thái mua ròng nếu thị trường tiếp tục điều chỉnh và đặc biệt là khi áp lức phá giá VND đã được giải tỏa trong ngắn và có thể là trung hạn.

BVS cũng cho rằng những phiên giảm vừa qua nhiều khả năng chỉ là một đợt điều chỉnh ngắn hạn và xu thế tăng trung hạn sẽ được giữ vững. Các nhà đầu tư có thể tận dụng các phiên điều chỉnh sắp tới của thị trường để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu đối với các nhóm ngành tiềm năng.

Chưa có dấu hiệu tăng điểm

CTCP Chứng khoán BIDV (BSC): Trong giai đoạn gần đây, giao dịch của các nhà đầu tư ngoại đóng vai trò khá quan trọng đối với đà đi lên của VN-Index. Do đó, sự chuyển hướng bán ròng của khối này trong 2 phiên cuối tuần đã phần nào lấy đi động lực đi lên của VN-Index. Trong khi đó, các nhà đầu tư trong nước vẫn tỏ ra chưa mấy hào hứng với thị trường khi mà ở giai đoạn hiện tại, việc nắm bắt định hướng của các chính sách vĩ mô là khá khó khăn.

Việc điều chỉnh tỷ giá nhiều khả năng sẽ không tác động quá lớn đối với giới đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Vietstock nhận định:

Dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật, các chỉ báo RMO Trade Model và Directional Movement System của VN-Index đều cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng. Tuy nhiên, những hệ thống này cũng có những cảnh báo về khả năng điều chỉnh ngắn hạn như +DI đã lên mức khá cao và RMO đang tiến gần mức đỉnh năm 2009.

Trong khi đó HNX-Index mặc dù không thực sự tăng trưởng mạnh nhưng khối lượng giao dịch duy trì khá ổn định trong các phiên gần đây là một dấu hiệu cho thấy giá đang tích lũy mạnh khi không có biến động lớn. Theo chỉ báo của hệ thống ”Identification System of Trend Strength” (ISTS) thì chỉ số này chỉ mới bắt đầu xu hướng tăng trưởng (xem chi tiết).

Trên phương diện kỹ thuật, một số chỉ báo của VN-Index đang cho thấy khả năng tạo đỉnh hoặc ít nhất, sẽ chưa đủ động lực để có thể tạo lập được đỉnh cao mới trong ngắn hạn. Vì vậy, rất có thể sự điều chỉnh giảm còn tiếp diễn ở mức độ nào đó trong các phiên giao dịch đầu tuần tới.

Ngược lại, diễn biến của HNX-Index lại đang có biểu hiện của sự tích lũy. Nếu có sự ảnh hưởng của diễn biến VN-Index đối với thị trường chung thì cơ hội mua giá rẻ đối với một số mã cổ phiếu có thể sẽ xuất hiện, đặc biệt là trên sàn HNX.

Do đó, các nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi phản ứng của HNX-Index tại các vùng giá hỗ trợ (ở khoảng 105 – 107 hoặc vùng hỗ trợ xa hơn là 100 điểm). Tuy trong ngắn hạn, chúng tôi không kỳ vọng nhiều vào các đợt tăng giá mạnh bởi các yếu tố cơ bản của nền kinh tế chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt nhưng cũng không loại trừ các cơ hội đầu tư xu thế nếu thị trường sụt giảm về các vùng giá hợp lý.

VN-Index có thể bứt phá mạnh vào cuối tuần

CTCP Chứng khoán SME: Thống kê trong quá khứ, mỗi lần tỷ giá chính thức phá thì hầu hết sau đó chỉ số VN-Index đều tăng điểm khá mạnh. Do vậy, có thể cuối tuần sau sẽ là thời điểm chỉ số VN-Index bứt phá mạnh mẽ. Diễn biến của thị trường phiên cuối tuần đã có nhiều tín hiệu tích cực. Các mã đầu cơ đang có tín hiệu quay đầu tăng giá trở lại như ITC, VCG, VSP, VIP, KLS, KSD, SRC… Hiện tượng này cho thấy rằng các mã Bluechips đang thay nhau nâng đỡ thị trường và các cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ có hệ số Beta cao đang bắt đầu thu hút sự chú ý của dòng tiền đầu cơ. Sự dịch chuyển này mang lại cơ hội và đây vẫn là thời điểm nâng dần tỷ trọng mua và nắm giữ cổ phiếu.

Dự báo, hai sàn sẽ tăng điểm trở lại vào ngày đầu tuần. Danh sách các cổ phiếu có khối lượng giao dịch đột biến trong ngày cuối tuần theo tiếu chí lớn hơn 100,000 đơn vị và đột biến so với trung bình 7 ngày giao dịch là: VIC, VIP, ANV, VOS, DCS, VKC, SCR, VST, HDO, TDC, ITC, TAS, DTL, DVD, GTT, STL, IJC, ELC.

Thị trường nhiều khả năng đi ngang

CTCP Chứng khoán Quốc tế (VIS): Trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá sẽ tăng lên khiến các doanh nghiệp mất đi một khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán, thị trường chứng khoán đã hoạt động trở lại. Mặc dù chỉ giao dịch với 4 phiên và chỉ số VN-Index tăng điểm, nhưng giao dịch cầm chừng và chiếm ưu thế dẫn dắt thị trường chủ yếu vẫn là dòng tiền của nhà đầu tư ngoại. Thiếu vắng thông tin vĩ mô hỗ trợ, thị trường chưa có lực đẩy vươn lên xác lập xu hướng phục hồi, dòng tiền đầu tư dè dặt chảy vào thị trường. Thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh cả năm do vậy yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu không còn. Vì vậy, thị trường nhiều khả năng sẽ đi ngang trong tuần này khi thông tin hỗ trợ gần như không có.

Với sàn HNX, tuần qua là một tuần giao dịch không có nhiều biến động. Chỉ số HNX-Index vẫn dao động giằng co mạnh quanh mức 107 điểm và hồi phục nhẹ vào cuối phiên. Thị trường vẫn trong giai đoạn đi ngang khi tâm lý nhà đầu tư rất thận trọng khi thanh khoản vẫn ở mức khá thấp.

Thông tin kiềm giữ giá xăng trong nước ở mức thấp cũng giúp tâm lý nhà đầu tư ổn định trở lại, nhưng thép và xi măng đã áp mức mới, một số mặt hàng tiêu dùng sau Tết vẫn đứng giá cao khiến nhiều người e ngại chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 leo thang mạnh... nhiều nhà đầu tư hiện vẫn quan sát thị trường và chưa vội giải ngân. Tuy nhiên, nhiều khả năng sự e ngại của nhà đầu tư nội sẽ được giải toả phần nào sau những phiên mua ròng mạnh gần đây của khối ngoại. Chỉ số HNX-Index tuần tới vẫn sẽ diễn ra rằng co, và dự báo lên nhẹ.

Khối ngoại vẫn dẫn dắt thị trường

CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI): Sau tuần điều chỉnh nhẹ trước tết nguyên đán, chỉ số VN-Index đã quay trở lại đà tăng khi tăng điểm nhẹ trong tuần này. Sự cân bằng của lực cung cũng như lực cầu và cùng nằm ở mức thấp làm cho thanh khoản thị trường tiếp tục sụp giảm và vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp.

Lực cầu của khối ngoại cũng giảm khi mà họ đã có động thái bán ròng trong hai phiên cuối tuần. Tuy nhiên lực bán ròng là rất yếu và khẳ năng họ sẽ quay lại mua ròng trong thời gian tới.

Ngân hàng nhà nước đã chính thức công bố phá giá đồng Việt Nam Đồng cũng như thông tin dự trữ ngoại hối giảm xuống còn 10 tỷ USD – một mức quá thấp và rủi ro cao. Tuy nhiên thị trường đã không phản ứng quá tiêu cực với những thông tin này khi những thông tin này đã được các chuyên gia dự đoán. Về ngắn hạn thì thị trường vẫn có thể tiếp tục bị dẫn dắt bởi các quỹ ETFs đầu cơ một số cổ phiếu có vốn hóa lơn như BVH, MSN, VIC, PVD, DPM.

Do đó, nhà đầu tư trung hạn và dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu hay lựa chọn các cổ tốt để cơ cầu lại danh mục đầu tư. Nhà đầu lướt sóng ngắn hạn có thể cân nhắc bán ra khi cổ phiếu trong danh mục tiến vào khu vực kháng cự và mua vào các cổ phiếu tiếp cận vùng hỗ trợ.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đã có một tuần tăng điểm nhẹ với thanh khoản tiếp tục sụt giảm. Đa số các cổ phiếu cũng như chỉ số HNX-Index tiếp tục đi ngang và khả năng chỉ số sẽ biến động trong khoảng 104-110 điểm trước khi xác lập xu thế mới.

Do vậy, nhà đầu tư trung hạn và dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu hay lựa chọn các cổ tốt để cơ cầu danh mục đầu tư. Nhà đầu lướt sóng ngắn hạn có thể cân nhắc bán ra khi cổ phiếu trong danh mục tiến vào khu vực kháng cự và mua vào các cổ phiếu tiếp cận vùng hỗ trợ.

Thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh nhẹ

CTCP Chứng khoán APEC (APS): Thị trường cần thêm thời gian nữa cho việc tích lũy do thiếu các thông tin hỗ trợ  tốt từ  vĩ mô cho sự bứt phá. Trước mắt ngưỡng 530 điểm sẽ là ngưỡng cản trước mắt VN-Index phải vượt qua trên con đường chinh phục các nấc thang cao hơn. Năm 2011 sẽ là năm đầy khó khăn với các DN khi chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn trước mắt, vẫn có những DN làm ăn có lãi và vẫn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra không phải tất cả các DN đều hoạt động không tốt.

Do đó, nhà đầu tư nên tìm hiêu sâu hơn hoạt động kinh doanh của các DN trước khi quyết định đầu tư. Những DN có ngành nghề kinh doanh cốt lõi, hoạt động nhiều năm liên tục có lãi, hiện đang bị định giá thấp hơn giá trị thị trường nên được nhà đầu tư chú ý hơn cho danh mục đầu tư dài hạn. Nếu thị trường tiếp tục diễn biến không thuận lợi có thể  lựa chọn thêm những cổ phiếu có lịch sử chia thưởng cao (bằng tiền), hiện đang trong giai đoạn tích lũy để lấy cổ tức.

Trong tuần tới, khả năng thị trường sẽ tiếp tục có chiều hướng giảm nhẹ, tuy nhiên mức giảm không nhiều. Biên độ giao động của VN-Index sẽ trong khoảng 510-515 điểm, ngưỡng kháng cự gần nhất là 530 điểm, hỗ trợ gần nhất là 500 điểm. Nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát các phiên giao dịch trong tuần tới nếu VN-Index không vượt qua  được khu vực 525-530 điểm nên tạm thời giảm dần tỷ trọng cổ phiếu, duy trì tỷ trọng tiền mặt cổ phiếu 60/40

Việc lướt sóng ngắn hạn sẽ gặp nhiều khó khăn do rủi ro từ sự  bất  ổn của nền kinh tế  vĩ mô vẫn đang hiện hữu. Dòng tiền hiện vẫn tiếp tục chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu Bluechips, khiến nhà đầu tư đang cầm cổ phiếu penny sốt ruột. Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ nên giải ngân vào nhóm cổ phiếu đã quen mức giá, có yếu tố cơ bản tốt, đang bị định giá thấp hơn giá thị trường cho mục tiêu đầu tư giá trị. Tránh đua lệnh tăng trần cổ phiếu nhiều phiên liên tiếp, hạn chế sử dụng đòn bẩy. Tiếp tục chiến thuật mua khi thị trường giảm điểm, bán khi thị trường tăng điểm với kỳ vọng lợi nhuận ở mức 5-10%.

Viết Vinh tổng hợp

Các tin tức khác

>   Sự kiện doanh nghiệp và lịch ĐHĐCĐ thường niên tuần 14-19/02 (12/02/2011)

>   Tuần đầu sau Tết: Khối ngoại tăng bán, giảm mua (12/02/2011)

>   Thị trường chứng khoán: Điểm nhấn chính sách năm 2011 (12/02/2011)

>   UPCoM-Index giảm 4 phiên liên tiếp (11/02/2011)

>   Vốn ngoại vẫn chảy (11/02/2011)

>   TTCK Việt Nam sẽ diễn biến thế nào trong năm 2011? (11/02/2011)

>   VN-Index bị “méo mó”: UBCK yêu cầu HoSE khắc phục (11/02/2011)

>   Thị trường ngày 11/02 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (10/02/2011)

>   UPCoM-Index giảm còn 42,18 điểm (10/02/2011)

>   Ngày 10/02: Khối ngoại bán ròng 7.2 tỷ đồng (10/02/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật