Chủ Nhật, 27/02/2011 08:04

Technical View – Thị trường: Tuần 28/02 – 04/03/2011

(Vietstock) – Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chi tiết thị trường Việt Nam (VN-Index, HNX-Index), thị trường Mỹ (Dow Jones), giá vàng thế giới và USD Index.

* Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 28/02 – 04/03/2011

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Ngắn hạn: VN-Index – Hồi phục nhờ trước chống đỡ 430 – 450 điểm. HNX-Index – Hammer đã báo hiệu đúng

VN-Index – Hồi phục trước vùng chống đỡ 430 – 450 điểm. Vùng 430 – 450 điểm đã phát huy tác dụng khá tích cực trong các phiên giao dịch vừa qua. Chúng tôi nhận thấy vùng này đã góp phần chống đỡ để giá thoát khỏi những phiên giảm sâu.

Mặc dù khả năng có những phiên giao dịch giảm mạnh như giai đoạn 16/02/2011 – 24/02/2011 không còn nữa nhưng chúng tôi cho rằng thị trường chưa thể tăng mạnh trở lại ngay được. Lý do chính là vì hiện nay giá đang dao động bên dưới trendline. Ngưỡng này sau khi bị phá vỡ đã trở thành một ngưỡng kháng cự mạnh (strong resistance) của VN-Index.

Ultimate Oscillator, Momentum, CCI... đã bắt đầu hồi phục trở lại. Chúng tôi cho rằng xu hướng phục hồi và tăng trưởng nhẹ này sẽ tiếp tục trong vài phiên sắp tới.

HNX-Index – Hammer đã báo hiệu đúng. Như vậy là mẫu hình candlesticks đảo chiều Hammer đã báo hiệu khá chính xác sự đảo chiều của chỉ số HNX-Index.

Mặt khác, sự đi lên liên tục của Relative Strength Index trong vài phiên gần đây cho thấy động lực tăng trưởng của thị trường đang được cải thiện khá tốt. Phiên giao dịch tích cực này cũng góp phần cho thấy các vùng chống đỡ bên dưới đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc tranh mua trong những phiên tăng điểm mạnh là không nên vì tính rủi ro T+4 vẫn khá cao.

Trung và dài hạn: Có thể phá vỡ trở lại các MA dài hạn

VN-Index đã có một cú lao dốc khá mạnh và nhanh trong giai đoạn vừa qua. Trong 4 phiên giảm mạnh, chỉ số này đã liên tục phá vỡ 4 đường MA dài hạn. Trong thời gian tới cùng với sự vững chắc của vùng 430 – 450 điểm, chúng tôi kỳ vọng vào sự phục hồi và phá vỡ trở lại các đường này (SMA 100, SMA 200...).

Đối với HNX-Index, vùng 80 – 90 điểm luôn đóng vai trò vùng đệm chống đỡ rất hiệu quả cho giá. Mặt khác, giá cũng đã vượt ra ngoài cận dưới của Bollinger Bands 4 phiên liên tiếp nên khả năng phục hồi trở lại sẽ được cải thiện.

 

II. CHIẾN LƯỢC DANH MỤC ĐẦU TƯ

Phân bổ danh mục: Xu hướng mua ròng có dấu hiệu chững lại

Chênh lệch khối lượng mua bán trong tuần qua trên sàn HNX là 20.2 triệu đơn vị. Số lệnh đặt mua lớn hơn số lệnh đặt bán 17,592 lệnh. Như vậy là bên mua vẫn tiếp tục chiếm ưu thế so với bên bán. Tuy nhiên, có một điểm cũng rất đáng lưu ý là trung bình lệnh mua (2,391 đơn vị/lệnh) vẫn còn thấp hơn trung bình lệnh bán (2,651 đơn vị/lệnh).

Trên HOSE, chênh lệch khối lượng mua bán cả tuần là 8.2 triệu đơn vị. Số lệnh đặt mua lớn hơn số lệnh đặt bán 22,249 lệnh. Trung bình lệnh mua trên HOSE là 2,713 đơn vị/lệnh, vẫn nhỏ hơn trung bình lệnh bán là 3,192 đơn vị/lệnh.

Chúng tôi vẫn thấy một rủi ro (mặc dù không thực sự lớn) từ thực tế trung bình lệnh bán liên tục lớn hơn trung bình lệnh mua trên cả hai sàn. Nếu tình trạng này kéo dài sang tuần sau có thể khiến cho sự phục hồi bị đe dọa.

Kịch bản điều chỉnh nhiều khả năng đang trong giai đoạn kết thúc để chuyển sang giai đoạn mới là tích lũy cho một chu kỳ tăng trưởng mới. Chúng tôi kỳ vọng điều này sẽ diễn ra vào giữa tuần sau khi mà hầu hết nhóm Momentum (Stochastic Osc, Ultimate Osc...) phục hồi và nhóm Trend (EMA, Parabolic SAR...) ngắn hạn chuẩn bị cho mua trở lại.

HoSE: Mô hình Định lượng của chúng tôi đưa ra tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HoSE là: 47.6691% cash/ 52.3309% stocks. Tỷ trọng danh mục sau một giai đoạn khá dài cho mua ròng mạnh (7 – 8 phiên) đã bắt đầu chững lại đà tăng.

HNX: Tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HNX là: 49.6020% cash/ 50.3980% stocks. Như vậy, tỷ trọng đề nghị trong danh mục ở sàn HNX sau một thời gian dài dịch chuyển mạnh theo hướng giảm tỷ trọng tiền mặt và tăng lượng cổ phiếu nắm giữ đã bắt đầu chững lại đà tăng và có dấu hiệu tăng tiền mặt trở lại.

Chúng tôi vẫn tiếp tục cho rằng đối với những nhà đầu tư ngắn hạn lẫn dài hạn đều có thể xem xét mua vào trong giai đoạn này. Sự dịch chuyển tích cực của các nhóm chỉ số ngắn hạn cũng như dài hạn trong 2 phiên giao dịch gần đây cho thấy chúng ta đang đứng trước một cơ hội tốt để mua vào.

Tuy nhiên, để phòng ngừa rủi ro, có thể nên chọn phương án mua vào từ từ trong các đợt rung lắc thay vì đua lệnh trong những phiên tăng mạnh của thị trường.

III. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DOW JONES, GIÁ VÀNG VÀ USD INDEX

Dow Jones: Ngắn hạn – Lực hỗ trợ từ Gann Fan 1 khá mạnh. Dài hạn – Sóng hiệu chỉnh vẫn đang tiếp tục

Mẫu hình nến (candlesticks) Spinning top xuất hiện cho thấy sức chống đỡ của Gann Fan 1 là khá cao. Trong các phiên tới, yếu tố kỹ thuật này sẽ tiếp tục nâng đỡ cho giá. Trong lần test gần nhất vào cuối tháng 01/2010, chính Gann Fan 1 và Fibonacci Retracement 161.8% đã giúp cho giá hãm lại đà giảm điểm. Vì vậy, giới phân tích kỹ thuật đang rất kỳ vọng vào tính vững chắc của Gann Fan 1.

Nếu trong vài phiên tới, Gann Fan 1 bị phá vỡ thì giá rất có thể sẽ rơi vào chu kỳ giảm điểm ngắn hạn khá mạnh khi mà Fibonacci Retracement 261.8% cũng đã bị phá vỡ trong phiên giao dịch ngày 23/02/2011.

Dài hạn: Giá đang ngày càng tiếp cận gần hơn các đường MA dài hạn. Chúng tôi cho rằng đây là một dấu hiệu đáng lo ngại. Thông thường sự tiếp cận này sẽ kéo theo những phá vỡ quan trọng nếu như xu hướng ngắn hạn không được cải thiện.

Theo lý thuyết sóng Elliott, mục tiêu của sóng hiệu chỉnh là vùng 11,300 – 11,500 điểm.

Vàng: Tăng giảm đan xen

Những phiên tăng giảm đan xen là đặc trưng giai đoạn giao dịch hiện nay của giá vàng. Như chúng tôi đã từng đề cập, đà tăng của vàng trong trung hạn đã được khẳng định khi mà Kumo đã bị phá vỡ hoàn toàn và nhóm MA trung hạn cũng đã bị vượt qua.

Mục tiêu 1,430 USD/oz nhiều khả năng sẽ đạt được trong 1 – 2 tuần tới. Khi chạm ngưỡng này giá có thể sẽ điều chỉnh kỹ thuật do các chỉ số dao động trung hạn đã duy trì tại vùng oversold khá lâu.

US Dollar Index: William’% R xuống mức rất thấp

Quá trình test trendline chống đỡ dài hạn đã diễn ra đúngnhư dự kiến khi giá bắt đầu đi vào vùng 76.80 – 77.25. Những phiên giao dịch gần đây, giá liên tục xuất hiện hiện tượng giằng co mạnh trong phiên. Điều này cho thấy lực đỡ từ đường trendline bắt đầu phát huy tác dụng.

William’% R đã xuống đến mức thấp nhất kể từ 01/02/2011. Vì vậy, trong các phiên tới giá có thể sẽ hãm lại đà giảm và tăng trưởng trở lại.

Nguyễn Quang Minh, Phòng Nghiên cứu Vietstock

Các tin tức khác

>   Technical View – Thị trường: Tuần 21 - 25/02 (20/02/2011)

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 21 - 25/02 (19/02/2011)

>   Bản tin kỹ thuật hàng hóa thế giới 18/02 (18/02/2011)

>   Technical View: Giá vàng sẽ biến động theo xu hướng nào? (16/02/2011)

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 14 - 18/02/2011 (12/02/2011)

>   Technical View – Thị trường: Tuần 14 - 18/02/2011 (13/02/2011)

>   Technical View – Tuần 07 – 11/02: Chứng khoán thế giới, Giá vàng và USD Index (08/02/2011)

>   Technical View – Thị trường: Tuần 07 - 11/02/2011 (07/02/2011)

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 07 - 11/02/2011 (07/02/2011)

>   Dự báo thị trường chứng khoán bằng phương pháp định lượng (07/02/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật