Thứ Hai, 07/02/2011 14:14

Technical View – Thị trường: Tuần 07 - 11/02/2011

(Vietstock) – Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chi tiết thị trường Việt Nam (VN-Index, HNX-Index), thị trường Mỹ (Dow Jones).

* Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 07 - 11/02/2011

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Đặc điểm nổi trội của thị trường trong các phiên cuối năm Canh Dần là thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp và cung cầu khá cân bằng. Thanh khoản thấp trong các phiên cuối năm là điều dễ hiểu, nhưng đáng chú ý là tâm lý nhà đầu tư ngày càng được cải thiện. Cụ thể là chênh lệch mua bán thường chỉ dao động trong khoảng 2 – 4 triệu đơn vị trên cả HoSE và HNX.

Thị trường đã có những chuyển biến tích cực trong hai phiên cuối tuần khi đà tăng điểm lan rộng ra ngoài nhóm bluechips được trợ lực bởi khối ngoại.

Triển vọng ngắn hạn: VN-Index – Ngắn hạn đang tích cực. HNX-Index – Vẫn còn hấp dẫn

VN-Index – Ngắn hạn đang tích cực. Như vậy là sự phục hồi mạnh trong ngắn hạn đã bắt đầu. Tín hiệu của các công cụ timing và cycle đã tỏ ra khá hiệu quả đối với VN-Index.

Dưới góc độ phân tích hình nến Nhật Bản (candlesticks) sự xuất hiện của Hammer trong phiên trước đã cho thấy khả năng bứt phá trở lại là khá cao. 

Chúng tôi tiếp tục tin tưởng vào sự vững chắc của những yếu tố chống đỡ bên dưới như Fibonacci, Longterm Trendline, MA (SMA, EMA, WMA...).

Các tuần sau Tết có đặc điểm là thanh khoản thường thấp và thị trường không có sự đột biến lớn về mức điểm. Theo thống kê chúng tôi, khả năng giảm điểm nhẹ sẽ nhiều hơn là tăng điểm. Vì vậy, tâm lý thận trọng có thể sẽ tiếp tục chi phối trong những phiên đầu tuần.

 

HNX-Index – Vẫn còn hấp dẫn. Chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm cho rằng sự hấp dẫn trên sàn HNX đang được duy trì. Vùng đáy cũ đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc ngăn chặn những phiên đảo chiều giảm điểm mạnh của chỉ số này. Việc mua vào trên HNX là khá an toàn.

 

Triển vọng trung và dài hạn: Yên tâm về xu hướng

Mặc dù vẫn còn một số lo ngại về sự đảo chiều nhưng giới phân tích phần lớn đều đồng ý là xu hướng dài hạn đã khá rõ ràng trên cả hai sàn. Một sự phá vỡ dần dần và vững chắc ở hầu hết các ngưỡng cản và chỉ báo quan trọng đã tạo nên sự đồng thuận này.

Khả năng cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index đang đi vào sóng Elliott III là rất lớn.

 

II. CHIẾN LƯỢC DANH MỤC ĐẦU TƯ

Phân bổ danh mục: Xu hướng mua ròng tiếp tục

VN-Index đã bắt đầu chu kỳ phục hồi sau khi có điều chỉnh kỹ thuật ngắn hạn. Chúng tôi vẫn giữ thái độ lạc quan về chỉ số này và cho rằng kịch bản phục hồi sẽ tiếp tục trong thời gian tới.

Đối với HNX-Index, kịch bản phục hồi cũng tương tự. Tuy nhiên, trong các đợt bứt phá trước thông thường chỉ số này sẽ chậm nhịp so với VN-Index khoảng 2 – 3 phiên. Vì vậy, cũng nên lưu ý điều này để có thể kịp phản ứng trong trường hợp không bắt kịp đà tăng trên HoSE.

Để hạn chế sự méo mó trong chỉ số, vốn có thể gây nhiễu trong việc thiết lập chiến lược đầu tư, chúng tôi tách phần phân bổ danh mục theo Mô hình Định lượng (Quantitative Model) riêng biệt giữa HoSE và HNX.

HoSE: Mô hình Định lượng của chúng tôi đưa ra tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HoSE là: 63.0915% cash/ 36.9085% stocks. Sự sụt giảm tỷ lệ tiền mặt vẫn tiếp tục. Điều này cho thấy sự trỗi dậy của xu hướng mua ròng trên sàn HOSE. Chúng tôi đánh giá tích cực xu hướng này vì nó cho thấy khả năng tăng trưởng của thị trường là rất tốt.

 

HNX: Trong khi đó, tỷ trọng danh mục đề nghị theo Mô hình Định lượng (Quantitative Model) của chúng tôi đối với sàn HNX là: 55.2446% cash/ 44.7554% stocks. Như vậy, tỷ trọng đề nghị trong danh mục ở sàn HNX không có biến động lớn so với phiên trước và đang ủng hộ chiến lược Buy & Hold.

 

Chiến lược trading: Tiếp tục Buy & Hold

Chiến lược Buy & Hold vẫn là chiến lược mà chúng tôi đánh giá cao nhất trong giai đoạn hiện nay. Việc trading liên tục sẽ khó đem lại hiệu quả cao khi mà biến động của thị trường không thực sự nhanh và mạnh như đợt tăng trước.

III. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DOW JONES

Dow Jones: Ngắn hạn – Khó bứt phá mạnh. Dài hạn – Ổn định

Không phải ngẫu nhiên mà giới phân tích kỹ thuật quốc tế cho rằng ngưỡng Fibonacci Retracement 261.8% là ngưỡng cản rất khó vượt qua của DJIA. Có hai lý do chính cho nhận định này:

Thứ nhất, nếu so về độ vững chắc, ngưỡng Fibonacci Retracement 261.8% mạnh và khó phá vỡ hơn ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%

Thứ hai, các công cụ cycle cũng như trend và momentum đều cho thấy có thể có khả năng sụt giảm mạnh trong ngắn hạn.

Vì vậy, sự thận trọng là rất cần thiết trong giai đoạn sắp tới.

 

Xu hướng dài hạn vẫn khá ổn định và vững chắc khi mà nhóm trend vẫn đang đi lên và các ngưỡng chống đỡ mạnh liên tục được test lại và củng cố.

Nguyễn Quang Minh, Phòng Nghiên cứu Vietstock

Báo cáo phát hành trên website có độ trễ so với VietstockTrader. Đăng ký dịch vụ để nắm bắt những thông tin nhanh nhất: Cảnh báo thông tin; Thảo luận từ Diễn đàn; Báo cáo phân tích vĩ mô, chiến lược đầu tư, cổ phiếu; Công cụ phân tích, bộ lọc cổ phiếu; Tin tức và Dữ liệu TTCK Việt Nam, Lào và Campuchia.
Các tin tức khác

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 07 - 11/02/2011 (07/02/2011)

>   Dự báo thị trường chứng khoán bằng phương pháp định lượng (07/02/2011)

>   Phân tích kỹ thuật: Những kinh nghiệm và định hướng trong tương lai (31/01/2011)

>   Đồng Dollar suy yếu, vàng tìm ngưỡng hỗ trợ (27/01/2011)

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 24 - 28/01/2011 (22/01/2011)

>   Technical View – Thị trường: Tuần 24 - 28/01/2011 (23/01/2011)

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 17 – 21/01/2011 (15/01/2011)

>   Technical View – Thị trường: Tuần 17 – 21/01/2011 (16/01/2011)

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 10 - 14/01/2011 (08/01/2011)

>   Technical View – Thị trường: Tuần 10 - 14/01/2011 (09/01/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật