Thứ Tư, 01/12/2010 08:55

Thị trường không nhất thiết phản ánh kinh tế vĩ mô hiện tại

(Vietstock) - Tuần giao dịch cuối cùng của tháng 11, thị trường kiểm chứng lại một lần nữa mối quan hệ phức tạp giữa tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại và diễn biến thị trường, VN-Index và HNX-Index tăng bất ngờ trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tăng cao, CPI tháng 11 gần đạt mức đỉnh năm 2010 và tỷ giá đạt mốc kỷ lục mới.

CTCP Chứng khoán SME (SME) đã đưa ra hai hướng giải thích cho sự phục hồi ngoài quy luật này.

Thứ nhất, SME cho rằng, thị trường đã phản ánh tất cả thông tin tiêu cực trong các đợt suy giảm trước; nhiều mã cổ phiếu giảm sâu tới mức đủ hấp dẫn để giải ngân sau khi tính đến các yếu tố rủi ro trên. Giá cổ phiếu quá “rẻ” và đến mức đủ “an toàn” là hai nhân tố chính giải thích cho hướng tiếp cận này.

Thứ hai là thị trường đang phản ánh kỳ vọng của NĐT vào tương lai của kinh tế vĩ mô  Việt Nam, khi các yếu tố tiêu cực nhất có thể nói đã được thiết lập (CPI cao, lãi suất tăng mạnh, vụ việc Vinashin đang dần được giải quyết…). Khả năng tốt lên của kinh tế vĩ mô hoàn toàn chiếm ưu thế so với khả năng thị trường xấu hơn. Như vậy, việc chỉ số tăng điểm thể hiện kỳ vọng của NĐT vào thị trường trung và dài hạn, đi cùng với bức tranh sáng sủa hơn của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Như vậy, nếu trong thời gian dài (tháng 7-11/2010) thị trường suy giảm để phản ánh lo ngại về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam và những lo ngại này đã được hiện thực hóa trong tháng 11, thì nhiều khả năng thị trường sẽ có cơ hội tạo ra xu hướng mới khi NĐT bắt đầu lạc quan hơn về triển vọng kinh tế trong năm 2011.

Tháng 12, yếu tố nào “bất ngờ”?

SME cũng đưa ra một số dự đoán về giao dịch trên thị trường trong tháng cuối cùng của năm. Theo SME, tháng 12 có thể xem là tháng quan trọng nhất của các đơn vị đầu tư tài chính tổ chức do đây là tháng kết thúc năm, ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động của các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, ngân hàng… Do đó, tháng 12 có thể đón nhận thêm các yếu tố tác động tới xu hướng thị trường.

Cụ thể, về mặt thanh khoản, SME cho rằng, khi năm tài chính đến gần, nhóm NĐT tổ chức có xu hướng tái cơ cấu danh mục đầu tư mạnh mẽ hơn để phục vụ mục đích báo cáo cuối năm. Do đó, thanh khoản có cơ hội được cải thiện trong tháng 12. Với tình hình thị trường như hiện nay, thanh khoản đang quan trọng hơn rất nhiều so với việc chỉ số chứng khoán tăng hay giảm. Nếu thanh khoản duy trì trên 2,000 tỷ đồng/phiên, thì xu hướng bền vững hơn của thị trường có khả năng được xác lập.

Về giá cổ phiếu, SME cho biết trong nhiều năm trở lại đây, một trong những yếu tố được nhắc tới thường xuyên là việc các công ty tài chính “đỡ” giá trị tài sản ròng (NAV) trong 2 tuần cuối tháng 12 để “làm đẹp” báo cáo tài chính. Nếu xu hướng này tiếp tục, thì thị trường có thể có nhiều bất ngờ trong tháng cuối cùng của năm 2010.

Tóm lại, 2 phiên giao dịch “thăng hoa” của cuối tháng 11 không có nghĩa đã đủ để khẳng định thị trường bắt đầu xác lập một xu hướng tăng bền vững. Khi thị trường ngắn hạn vẫn chịu nhiều sức ép vĩ mô và hiệu quả thị trường trung và dài hạn, thì khả năng chốt lời ngắn hạn của NĐT để bảo toàn nguồn vốn vẫn rất cao. Đặc biệt, khi dòng tiền đầu cơ đang manh nha trở lại thị trường, thì biến động của chỉ số chứng khoán sẽ bị méo mó khá nhiều. Thị trường tháng 12 tiềm ẩn nhiều cơ hội hơn so với tháng 10 và 11, nhưng lại đi kèm với những rủi ro mới. Do đó, NĐT nên tiếp cận chiến lược chốt lời ngắn hạn trong các chu kỳ điều chỉnh của thị trường trong giai đoạn hiện nay.

Viết Vinh (Theo Báo cáo chiến lược tháng 12 của SME)

Các tin tức khác

>   Dòng tiền đầu cơ đang bắt đáy (01/12/2010)

>   Chứng khoán hết trầm lắng? (01/12/2010)

>   Cổ phiếu chứng khoán “bốc đầu” (30/11/2010)

>   Thị trường ngày 01/12 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (30/11/2010)

>   UPCoM-Index tăng lên 41,18 điểm (30/11/2010)

>   Hấp dẫn cổ phiếu dưới 1x (30/11/2010)

>   Thị trường ngày 30/11 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (29/11/2010)

>   'Đội lái' chùn tay sau vụ bắt Chủ tịch Dược Viễn Đông (29/11/2010)

>   OTC “nhấp nhổm” tăng (29/11/2010)

>   Thị trường phức tạp (29/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật