Chủ Nhật, 19/12/2010 14:13

Th.s Lê Đạt Chí: "Nhà đầu tư cần chú trọng đến chiến lược phòng vệ”

 Th.s Lê Đạt Chí

(Vietstock ) – Tại hội thảo “Nhận diện cơ hội và rủi ro trong 2011” do VietstockMedia tổ chức tại TPHCM vừa qua, Th.s Lê Đạt Chí – Trưởng bộ môn Đầu tư Tài chính trường Đại học Kinh tế TPHCM chia sẻ: Sự thận trọng vẫn là cần thiết trong giai đoạn hiện nay và nhà đầu tư cần có một chiến lược phản ứng linh hoạt trước những biến động của thị trường.

Trong thời gian qua, thị trường có một số đợt phục hồi. Theo ông, đâu là động lực và những động lực này có tiếp tục được duy trì  trong giai đoạn tới không?

Có thể nói rằng đợt phục hồi vừa rồi chủ yếu được dẫn dắt bởi các mã bluechip do các mã này đã giảm điểm liên tục trong thời gian trước đó. Cho nên, quan sát kỹ chúng ta thấy rằng các mã bứt phá lên theo quán tính nhiều hơn là xuất phát từ các yếu tố của nền kinh tế tốt hơn. Trong đợt phục hồi này, các cổ phiếu đã tăng từ 30 đến 40% và thậm chí còn nhiều hơn thế. Ngoài ra, đợt phục hồi vừa qua còn được hỗ trợ bởi yếu tố bình ổn trở lại của lãi suất.

Riêng việc chờ đợi xem sự phục hồi này có tiếp diễn hay không cần quan sát thêm về lãi suất, tỷ giá và giá vàng có tiếp tục duy trì được sự ổn định trong thời gian tới. Trong khi đó, việc này lại tùy thuộc vào nỗ lực từ phía chính phủ. Tôi chỉ có thể nói rằng, nếu xu hướng này được tiếp tục giữ vững và ổn định thì đây chắc chắn là một giai đoạn giữa của giai đoạn thị trường phục hồi.

Chiến lược mà ông thường khuyến nghị nhà đầu tư là hãy phản ứng theo thị trường. Vậy trong bối cảnh này, nhà đầu tư nên hành xử như thế nào?

Đặc điểm trong giai đoạn hiện nay là lực mua của thị trường và khối lượng giao dịch đang rất lớn. Nhưng nếu loại bỏ khối lượng giao dịch của các mã dẫn dắt thì khối lượng giao dịch còn lại dành cho toàn bộ thị trường không nhiều. Cũng cần lưu ý là dù khối lượng giao dịch có tăng lên nhưng quy mô hiện tại cũng đã lớn hơn rất nhiều so với đợt bùng nổ năm 2009. Việc khối lượng cổ phiếu phát hành của các doanh nghiệp nhiều hơn thì mức độ giao dịch cũng sẽ lớn hơn là điều tất nhiên. Cho nên kỷ lục ngày hôm nay chưa hẳn là kỷ lục đã được xác lập trong quá khứ.

Vấn đề nữa là nếu như thị trường đồng loạt tăng điểm và đến từ khối lượng gia tăng cho hầu hết các mã trên thị trường, nhất là đối với các mã cổ phiếu middle - cap (vốn hóa vừa) thì thị trường tăng điểm bền vững hơn. Hiện nay, sự phục hồi vẫn còn khá mong manh vì sự tăng điểm đến chủ yếu từ một số cổ phiếu bluechip dẫn dắt thị trường. Do vậy, quan điểm của tôi thì sự thận trọng vẫn là cần thiết. Tới đây, nếu thị trường bứt phá qua một ngưỡng nào đó thì xác suất cho một đợt phục hồi bền vững cao hơn, lúc đó tham gia vào thị trường cũng chưa muộn.

Các doanh nghiệp bắt đầu công bố kết quả kinh doanh năm 2010. Ông có dự đoán như thế nào về kết quả này và liệu điều đó sẽ có tác động lớn đến thị trường không?

Trong 9 tháng đầu năm, phần lớn các doanh nghiệp niêm yết đã đạt 75% chỉ tiêu kế hoạch của cả năm. Nếu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này thì kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đến cuối năm tôi cho là sẽ tốt.

Mặt khác, cần xem xét các doanh nghiệp niêm yết có một tỷ trọng đầu tư tài chính (chủ yếu vào cổ phiếu) rất lớn. Do đó, đợt phục hồi của thị trường vừa qua có mức điểm cao hơn so với quý 3, cho nên chi phí từ trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán sẽ giảm đi. Như vậy, kết quả kinh doanh tốt cộng với việc trích lập dự phòng ít hoặc không trích lập thêm thì lợi nhuận của doanh nghiệp hứa hẹn sẽ khả quan.

Nói cách khác, các doanh nghiệp Việt Nam đang bị tác động bởi thu nhập từ hoạt động tài chính. Cho nên khi thị trường phục hồi thì doanh nghiệp cũng hạn chế việc trích lập và bảo vệ được thành quả của họ trong năm qua.

Ở thời điểm hiện tại, thị trường đang có tâm lý kỳ vọng chốt NAV cho nên sẽ có nhiều tổ chức tham gia vào. Tuy nhiên, thời gian chốt NAV đã đến gần nên khả năng mua thêm sẽ rất khó ở mức cao. Do đó, thị trường có thể giữ ở mức hiện tại để chốt NAV. Sau khi chốt NAV sẽ có một bước điều chỉnh dù không lớn lắm trước khi đón nhận tin kết quả kinh doanh của năm nay.

Ông có nghĩ rằng 420 là đáy của thị trường không? Với tình hình hiện nay, ông cho rằng mục tiêu của VN-Index vào cuối quý 1/2011 là bao nhiêu?

Tôi nghĩ nếu như lực cầu vào nhóm cổ phiếu middle cap không gia tăng thì có khả năng thị trường sẽ giằng co, tạo lập và dừng chân tạm thời ở ngưỡng nhạy cảm về mặt kỹ thuật và về mặt tâm lý là 500-510 điểm.

Tuy nhiên, nếu như có lực cầu vào mạnh thì thị trường sẽ kết thúc trong quý 1 tốt như cách mà chúng ta nghĩ là sóng III trong phân tích kỹ thuật và sẽ hình thành một sóng lớn ra thị trường.

Và nếu như đó là sóng III thì các các nhà đầu tư cần có chiến lược phòng vệ để bảo vệ lợi nhuận khi sóng kết thúc. Bởi vì thông thường nhà đầu tư hay bị rơi vào dòng cuốn của thị trường cho nên cứ mua vào liên tục mà không quan tâm đến phòng vệ.

Tôi nghĩ khi thị trường vào vùng giá nhạy cảm này thì nên bảo vệ lợi nhuận để qua mức 520 đã vào. Chiến lược này sẽ đảm bảo được lợi nhuận và bảo vệ trước rủi ro. Nếu VN-Index qua 520 điểm, đây là một tín hiệu tốt và có thể tiếp tục tham gia dù rằng mình mua giá cao nhưng rồi sẽ bán với giá cao hơn.

Xuân Anh thực hiện

Các tin tức khác

>   Giao dịch khối ngoại trong tuần: Dòng tiền đầu cơ hay bền vững? (18/12/2010)

>   TS. Lê Xuân Nghĩa: Áp lực tỷ giá sẽ được giải quyết trong quý 1/2011 (18/12/2010)

>   Cơ hội và sức ép chia đều  (18/12/2010)

>   Cổ phiếu ngân hàng: Không dễ trở lại ngôi vua (17/12/2010)

>   Sóng thị trường đến từ các nhà đầu cơ (17/12/2010)

>   UPCoM-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần (17/12/2010)

>   Xu hướng đầu tư dài hạn đang chi phối thị trường (17/12/2010)

>   Thị trường hưởng lợi từ quyết định hoãn tăng vốn (17/12/2010)

>   Mua hay không? (17/12/2010)

>   Hoãn tăng vốn ngân hàng chỉ giải “cơn khát” ngắn hạn (17/12/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật