Thứ Sáu, 31/12/2010 08:23

Nhìn lại 2010 - thách thức 2011

Sức bật của nền kinh tế năm 2011

TS Lê Xuân Nghĩa, phó chủ nhiệm uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia.

Một điểm chung mà các nhóm phân tích đều khẳng định là Việt Nam gặp những khó khăn ngắn hạn, nhưng triển vọng kinh tế dài hạn là sáng sủa và rất lạc quan.

Trên thực tế, kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hậu khủng hoảng và đang phục hồi khá ấn tượng. Tăng trưởng kinh tế đạt 6,7 – 6,8% (năm 2009 là năm 5,2%); thâm hụt cán cân vãng lai chỉ 5,5 tỉ USD giảm gần 2 tỉ so với năm 2009 (7,4 tỉ USD). Thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ước khoảng 2,5 tỉ thấp hơn rất nhiều so với 8,8 tỉ USD của năm 2009. Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán quốc tế tiếp tục được cải thiện nhanh chóng và đang trên đà phục hồi mạnh mẽ.

Lãi suất cao nhất thế giới

Năm 2011 có thể vẫn còn là một năm thử thách cam go đối với sự hồi phục của kinh tế Việt Nam và nếu vượt qua những thách thức này thì Việt Nam sẽ bước vào một thời kỳ tăng trưởng cao và ổn định hơn.

Những thách thức lớn nhất hiện nay, trước hết là vấn đề lãi suất quá cao. Lãi suất thực 3% là thuộc loại cao nhất thế giới.

Thứ hai, hệ thống lãi suất méo mó (lãi suất kỳ hạn ngắn và dài như nhau, có kỳ hạn cũng như không có kỳ hạn). Đặc biệt, phần lớn tiền gửi đều có kỳ hạn ngắn trong khi cho vay có kỳ hạn dài.

Thứ ba, tỷ giá hối đoái chịu áp lực mạnh từ lạm phát và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế kể cả việc nhập khẩu vàng chính thức và không chính thức.

Áp lực lạm phát

Tuy nhiên áp lực chủ yếu vẫn là lạm phát. Cuối năm 2010, chênh lệch tỷ giá chính thức và tự do lên tới 2.000 VND/USD (10%). Đây là mức chênh lệch cao nhất trong vòng mười năm qua. Điều quan trọng nhất là tình trạng khan hiếm ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu thị trường, trong khi đó, tổng thu về ngoại tệ trừ đi tổng chi lại dương. Năm 2009 dương 4 tỉ USD, năm 2010 dự kiến dương 6 tỉ USD. Ngân hàng Nhà nước liên tục phải can thiệp và điều chỉnh nhưng tỷ giá vẫn có xu hướng tăng. VND mất giá liên tục, ngoài lạm phát cao còn do điều hành tiền tệ chưa hợp lý, kể cả điều hành lãi suất nội tệ – ngoại tệ cũng như điều chỉnh tỷ giá và can thiệp thị trường tiền tệ.

Thách thức khác của kinh tế vĩ mô là tình trạng gia tăng nhanh chóng nợ công và chi tiêu công.

Ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Mặc dù chỉ số CPI năm 2010 là rất cao nhưng thực tế, nếu tính toán chỉ số lạm phát cơ bản như thông lệ quốc tế, tức là loại trừ tăng giá đột biến của nhóm ngành hàng lương thực, thực phẩm và nhiên liệu có tính bất khả kháng thì chỉ số này ở Việt Nam chỉ ở mức độ 7,32%. Điều này cho thấy, mức độ tăng giá do chính sách tiền tệ (tăng quá mức cung tiền) không lớn, vấn đề là cơ cấu phân bổ vốn (tiền) thế nào.

Năm 2011 được coi là năm tập trung ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Chính phủ dự tính sẽ công bố ngay từ đầu năm hệ thống các biện pháp đồng bộ để ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong đó, tập trung nguồn lực để kiểm soát lạm phát bằng các biện pháp tiền tệ, ngân sách và quản lý giá nhằm thu hẹp tổng cầu và tăng cung hàng hoá vào các tháng quý 1/2011. Trên cơ sở đó ổn định và tiến tới giảm dần lãi suất, hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông nghiệp và xuất khẩu.

Phối hợp đồng bộ các biện pháp can thiệp tích cực, điều chỉnh linh hoạt và duy trì chênh lệch hợp lý giữa lãi suất nội tệ – ngoại tệ... để ổn định về cơ bản tỷ giá hối đoái, lấy lại lòng tin của công chúng và các nhà đầu tư... Thúc đẩy chương trình tái cơ cấu kinh tế trên nền tảng cải cách khu vực công...

Bằng các biện pháp tích cực, Chính phủ có thể ổn định được tỷ giá hối đoái trong quý 1 và giảm dần lãi suất trong các tháng sau đó trên nền tảng kiểm soát được lạm phát ở mức như Quốc hội đã đề ra...

TS Lê Xuân Nghĩa

Phó chủ nhiệm uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   FDI: Chống nạn chuyển giá, trốn thuế (31/12/2010)

>   Đổi mới công nghệ  (31/12/2010)

>   Năm 2011 - Đổi mới mô hình tăng trưởng (31/12/2010)

>   Nợ công của Việt Nam năm 2010 bằng 56,6% GDP (30/12/2010)

>   Năm 2011, dự kiến thu hút 20 tỷ USD vốn FDI (30/12/2010)

>   Hơn 3 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký “xuất ngoại” năm nay (30/12/2010)

>   GS.TS. Trần Ngọc Thơ: Điều hành bộ ba bất khả thi như thế nào? (30/12/2010)

>   Những vấn đề cần giải quyết (30/12/2010)

>   Ba trụ cột phát triển bền vững (30/12/2010)

>   Kinh tế Việt Nam năm 2010 (30/12/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật