Thứ Năm, 02/12/2010 14:28

Ông Lê Đạt Chí - Trưởng Bộ môn Đầu tư tài chính ĐH Kinh tế TP.HCM:

Cảnh báo hành vi trục lợi thông tin

Các hành vi trục lợi thông tin, thao túng giá thời gian qua từng gây bức xúc đối với nhiều nhà đầu tư chứng khoán và ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh của thị trường chứng khoán VN. Theo ông Lê Đạt Chí, đây là lời cảnh báo nghiêm khắc cho những hành vi tương tự.

Thưa ông, các giao dịch nào được xem là “thao túng giá chứng khoán”?

- Rất nhiều giao dịch mang tính bất thường đều có thể bị khép vào hành vi “thao túng giá chứng khoán”. Chẳng hạn, một tổ chức hay cá nhân nào đó sử dụng sức mạnh tài chính, đồng thời câu kết với một nhóm đối tượng liên quan để đẩy giá một cổ phiếu nào đó lên rồi bán, hoặc dìm giá một cổ phiếu sau đó mua vào.

Việc mở nhiều tài khoản hay sử dụng tài khoản ủy quyền đứng tên của nhiều cá nhân khác để mua bán, tạo cung cầu giả tạo, tung hứng giá... cũng là những hành vi thao túng giá chứng khoán.

Vậy những giao dịch nào phải công bố?

-Các giao dịch thay đổi tỉ lệ sở hữu vượt quá 5% của tổ chức hay cá nhân được xem là giao dịch của cổ đông lớn nên phải công bố thông tin. Còn với các giao dịch làm thay đổi tỉ lệ sở hữu vượt qua mức 25%, 51%, 65% và 75% của các tổ chức hay cá nhân thì đều phải tiến hành các thủ tục chào mua công khai.

Chẳng hạn, tổ chức hay cá nhân đang nắm 23% vốn điều lệ của công ty A, nếu muốn mua thêm cổ phiếu để nâng tỉ lệ này lên 25% trở lên thì thực hiện chào mua công khai. Ngoài ra, tất cả lãnh đạo (thành viên hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát...) của công ty niêm yết, những người có liên quan (cha, mẹ, anh chị em, con...) với các cá nhân này đều phải công bố thông tin khi mua hay bán cổ phiếu của chính công ty (giao dịch nội bộ)...

Vì sao những vi phạm như vậy lại khá phổ biến thời gian qua?

- Chỉ từ đầu năm đến nay, Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã xử phạt hàng chục vụ liên quan đến hoạt động thao túng giá, trục lợi thông tin, gây bức xúc đối với nhiều nhà đầu tư, chưa kể hàng trăm vụ vi phạm công bố thông tin bị nêu tên và nhắc nhở.

Có những trường hợp vi phạm do thiếu hiểu biết hoặc vô tình, nhưng phần lớn có chủ ý để trục lợi. Chẳng hạn, đã có một số trường hợp công bố chào mua công khai, nhưng sau đó đối tượng chào mua lại âm thầm bán khi giá cổ phiếu này tăng.

Theo tôi, một số quy định về công bố thông tin vẫn còn kẽ hở, trong khi các biện pháp chế tài những hành vi vi phạm vẫn chưa đủ sức răn đe.

Hải Đăng

tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Cảnh giác khi mua đuổi giá (02/12/2010)

>   Bourbon ra đi (02/12/2010)

>   Thủ phạm "giết" một thị trường non trẻ (02/12/2010)

>   Thị trường tăng điểm trong hoài nghi (02/12/2010)

>   “Bắt đáy” ngành nào?  (01/12/2010)

>   KLS: “Cuộc chiến” cân não (01/12/2010)

>   UPCoM-Index tăng 3 phiên liên tiếp (01/12/2010)

>   Thị trường ngày 02/12 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (01/12/2010)

>   Còn sớm để khẳng định xu hướng lên điểm (01/12/2010)

>   OTC “ăn theo” niêm yết (01/12/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật