Thứ Tư, 10/11/2010 06:15

Tầm nhìn nào cho VND ?

Trước tình hình biến động của tỷ giá VND, Chính phủ có giải pháp đảm bảo cung đủ ngoại tệ cho các DN là rất cần thiết, phản ánh Nhà nước là “nhà cung ứng cuối cùng” và như thế chắc chắn sẽ làm dịu đi cơn sốt ngoại tệ trong ngắn hạn.

Chính phủ cũng đã đồng thời phát đi thông điệp về tự do hóa lãi suất, thay cho mục tiêu kìm chế lãi suất ở mức thấp như trước đây. Theo nguyên lý kinh tế đó là giải pháp phù hợp để ổn định tỷ giá trong ngắn hạn và từng bước điều chỉnh tỷ giá khi cần thiết  trên cơ sở không gây áp lực lên lạm phát (do lãi suất VND do thị trường điều chỉnh về mức cao hơn, lãi suất cho vay khoảng 13-14%/năm).

Dễ dàng nhận thấy, việc duy trì lãi suất thấp (hay cố sức kéo lãi suất VND xuống thấp) và giải pháp nới rộng tỷ giá (hay phá giá) sẽ làm VND yếu đi và như vậy sẽ gây áp lực lạm phát và về mặt hình thức có thể khuyến khích xuất khẩu, DN có thể vay được vốn ngân hàng với lãi suất thấp. Tuy nhiên, với tình hình thị trường trong nước và quốc tế như hiện nay, mức lãi suất được kéo quá mức xuống thấp so với điểm cân bằng thị trường của nó có thể gây ra các hiệu ứng phụ như dòng vốn không chảy vào sản xuất mà chảy vào đầu cơ hay có thể phát sinh các rủi ro đạo đức khác… Việc can thiệp của Nhà nước để giữ tỷ giá và các giải pháp giữ giá VND như thả lãi suất và nâng lãi suất cơ bản sẽ làm VND giữ được giá hiện thời là một giải pháp phù hợp về mặt nguyên lý. Sự can thiệp này đều có mặt được và cái giá của nó: Cái được là sự ổn định đem lại trong ngắn hạn, nhưng cái giá của nó là sự tốn kém. Sự tốn kém này thể hiện ngay bằng số ngoại tệ Nhà nước phải bỏ ra can thiệp, lãi suất cao hơn mà nền kinh tế phải trả … và có thể là không cải thiện được sức cạnh tranh của hàng nội địa. Để có đánh giá cẩn trọng, các nhà kinh tế cần có các con số cụ thể.

Tuy nhiên, hiện tại có một vài điểm đang là sức ép lên VND: rõ ràng, thâm hụt thương mại của VN năm 2010 dự kiến trên 13 tỷ USD và năm 2011 khả năng giảm thấp vẫn là bài toán khó. Thâm hụt ngân sách và vấn đề nợ công của VN (bao gồm cả nợ nước ngoài) đang là vấn đề cần được kiểm soát cẩn trọng.

Ngoài ra, so sánh VND với các đồng tiền trong khu vực cho thấy, hiện VND đang ở mức khá cao so với các đồng tiền khu vực, do các đồng tiền này đã bị giảm giá đáng kể (do các nước đã sử dụng đồng tiền yếu). Nhìn ra bên ngoài, việc Fed (Mỹ) tiếp tục bơm tiền trong chiến lược nới lỏng định lượng và hiện nay nhiều nước đang kịch liệt phản đối kế hoạch này của Mỹ phản ánh rằng việc người ta kỳ vọng vào một sự đồng thuận về ngăn chặn cái gọi là “cuộc chiến tiền tệ” ở Hội nghị G20 tới đây tại Hàn Quốc là khá mong manh.

Ths Lê Văn Hinh

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp lúng túng trước biến động tỷ giá (09/11/2010)

>   Tiền đồng Việt Nam liệu có giảm giá thêm? (09/11/2010)

>   Chi tiêu quá tay đặt gánh nặng lên chính sách tiền tệ (08/11/2010)

>   Đang "nước sôi lửa bỏng", thông tin lại nhiễu loạn (08/11/2010)

>   “Giải mã” nghịch lý tỷ giá (08/11/2010)

>   WEF: Chỉ số phát triển tài chính Việt Nam tăng 0.04 điểm lên 3.03 (05/11/2010)

>   Kinh tế sẽ bất ổn nếu không có thái độ đúng với tỷ giá' (05/11/2010)

>   Đầu tư thời @: Từ thua... đến lỗ (04/11/2010)

>   Thành lập Quỹ đầu tư Việt-Nga quy mô 500 triệu USD (01/11/2010)

>   Luật Kiểm toán độc lập 'làm khó' doanh nghiệp (31/10/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật