Thứ Hai, 15/11/2010 21:24

HNX index giảm điểm - Yếu không thể ra gió

Một trong những điểm tích cực ít ỏi nhưng rất quan trọng khi thị trường giảm điểm là NĐT có thể nhìn lại và nhận ra những sai lầm của mình. Thị trường giảm điểm cũng sẽ góp phần lật tẩy những vấn đề mong manh, thiếu thực chất.

Từ thị trường

Cuối tuần qua, HNX Index giảm xuống chỉ còn 101,62 điểm, đã có rất nhiều NĐT chuẩn bị sẵn tư thế đón nhận việc chỉ số này xuống dưới 100 điểm. So với mốc 160 điểm hồi đầu năm, HNX Index đã giảm gần 40%, còn nếu so với đỉnh 190 điểm hồi đầu tháng 5, chỉ số này đã mất gần một nửa.

Đây không phải lần đầu tiên chỉ số này có nguy cơ giảm xuống dưới 100 điểm. HNX Index đã từng giảm xuống dưới 100 điểm vào tháng 1-2009. Khi đó NĐT không ngạc nhiên vì TTCK nằm trong chu kỳ điều chỉnh giảm mạnh do những khó khăn của nền kinh tế. Vào thời điểm này, mặc dù nền kinh tế nước ta đang gặp một số thách thức, nhưng vẫn khả quan hơn nhiều so với đầu năm 2009. Vậy việc HNX Index giảm mạnh có quá vô lý hay không?

Đã là NĐT có lẽ ai cũng biết đến câu “thị trường luôn luôn đúng”. Năm nay, yếu tố vĩ mô chi phối đến HNX một phần, nhưng vấn đề nội tại của thị trường còn đáng nói hơn nữa. Đầu tiên là cuộc đổ bộ của hàng loạt doanh nghiệp (DN) lên HNX, gây ra hiệu ứng pha loãng. HNX cũng là điểm đến ưa thích của dòng tiền đầu cơ với đặc điểm “phồng” rất to nhưng “xẹp” cũng rất nhanh. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá tay dẫn đến áp lực giải chấp, thua lỗ và từ đây cũng có thể khiến thị trường bị biến dạng. Như vậy, việc HNX Index giảm về 100 điểm trong một chừng mực nào đó là hợp lý.

Đến CP

Cuối tháng 8, SHN (CTCP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội) điều chỉnh giảm về 2.4 và tăng lên 3.4 vào đầu tháng 9, sau đó CP này tiếp tục điều chỉnh giảm. Tại ngưỡng 3.0, lượng mua vào đối với SHN vẫn khá lớn vì nhiều người cho rằng đây sẽ là ngưỡng kháng cự mạnh, thậm chí nếu SHN có giảm tiếp thì cứ mua bình quân giá, vì CP này sẽ “bật” khi về 2.4. Nhưng rốt cuộc CP này đã xuyên thủng đáy 2.4 một cách dễ dàng,  đến cuối tháng 10 chỉ còn hơn 1.8 và cuối tuần qua chỉ còn hơn 1.3.

Như vậy nếu bỏ khoảng 1 tỷ đồng “bắt đáy” SHN tại mức giá 2.4, đến bây giờ số tiền đã mất non một nửa. SHN là một trong những CP ấn tượng nhất tại HNX trong năm 2010 với những phiên tăng không biết đâu là đỉnh. Rất nhiều NĐT mua CP này chỉ vì nghe được thông tin hoặc nghĩ rằng CP sẽ lên, còn nguyên nhân “sẽ lên” lại không thể nắm rõ. Khi SHN giảm về 1.5, lượng mua vào đã tăng mạnh nhưng rốt cuộc CP vẫn giảm.

Theo nhiều đồn đoán, đội lái nắm CP này đã không thể chịu nổi áp lực của thị trường nên không thể giữ giá và đã buông xuôi, nên nếu thời gian tới SHN có giảm xuống dưới 1.0 cũng không quá ngạc nhiên. Giảm mạnh, nhưng khả năng tăng trở lại của CP này có thể không tương ứng vì dòng tiền đầu cơ có thể chọn một CP khác “tươi mới” hơn để đẩy, thay vì tiếp tục theo SHN.

Một CP cũng tương tự SHN là GGG (Ô tô Giải Phóng). Đây là CP cách đây 1 năm không mấy ai biết, nhưng bằng những phiên tăng từ tháng 3 đến tháng 5 năm nay, GGG đã được đông đảo NĐT ưa chuộng. Khi GGG giảm về 1.4 vào cuối tháng 8 và bật lên 1.8 vào giữa tháng 9, một số NĐT đã tiếc hùi hụi vì không dám bắt đáy.

Đến giữa tháng 10 vừa qua, GGG tiếp tục giảm về 1.4 một lần nữa nhưng đã không có một ngưỡng kháng cự nào ở đây, CP này tiếp tục giảm một mạch về 1.0 vào cuối tuần này. Có thể nói GGG chính là một trong những sản phẩm tiêu biểu nhất của đội lái, từ một CP vô danh, GGG lên giá nhờ những thông tin dính dáng đến đất. Một CP “yếu” khi “ra gió” tất nhiên sẽ gặp nạn.

Phan Nguyễn

SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Các tin tức khác

>   UPCoM-Index giảm còn 40,12 điểm (15/11/2010)

>   Vốn ngoại: “Nút thắt” tỷ giá và giải pháp (15/11/2010)

>   Môi giới tự do chuyển nghề (15/11/2010)

>   Phí cái tin tốt! (15/11/2010)

>   “Chọn mặt gửi vàng” cổ phiếu mía đường (15/11/2010)

>   Giá nhiều cổ phiếu đang quá rẻ! (15/11/2010)

>   Thị trường tuần 15-19/11 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (14/11/2010)

>   Cơ hội nào cho thị trường cuối năm? (14/11/2010)

>   Khối ngoại giảm mạnh mua ròng trước biến động giá vàng (13/11/2010)

>   Chứng khoán không dễ “ăn xổi” (13/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật