Thứ Sáu, 08/10/2010 07:43

Thị trường chứng khoán tháng 10 : Ít cơ hội bứt phá

Tính tới thời điểm cuối tháng 9, dòng tiền vẫn tiếp tục đứng ngoài thị trường chờ đợi các tín hiệu rõ ràng hơn. Mặc dù nhiều nhà đầu tư (NĐT) kỳ vọng vào sự khởi sắc của VN-Index trong quý IV, nhưng cơ hội bứt phá ít có khả năng xảy ra ngay trong tháng 10 này.

Thanh khoản tháng 10 khó có khả năng đột biến nếu kênh 440-460 không bị phá vỡ mạnh mẽ

Đó là do các nguyên nhân như: Thông tư 13 hầu như không sửa đổi so với kỳ vọng của NĐT. Do đó ít có khả năng tạo đột biến về chính sách tiền tệ trong ngắn hạn; GDP quý III tăng trưởng đạt mức tích cực 7,16% trong điều kiện lạm phát tăng cao đột biến trong tháng 9 (1,13%), đặt dấu hỏi đối với chất lượng tăng trưởng thực. Bên cạnh đó, dòng tiền chủ đạo từ Chính phủ vẫn đổ về các dự án lớn như Dung Quất hay để xử lý tình hình tài chính của Vinashin nên DN và thị trường tài chính chưa thực sự có cơ hội tiếp cận nguồn vốn dồi dào, khơi thông nguồn cung tiền trong ngắn hạn...

Chờ đợi dòng tiền

Trong điều kiện thị trường ảm đạm, giao dịch trầm lắng, NĐT ngắn hạn sẽ quay trở lại tìm kiếm cơ hội từ các thông tin có tính đột biến. Các DN có kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý 3 có khả năng trở thành điểm sáng của thị trường tháng 10.

Chúng tôi quan sát trong tháng 9, một bộ phận không nhỏ NĐT sẵn sàng giải ngân ngay sau khi có tín hiệu Thông tư 13 được sửa đổi. Tuy nhiên, thị trường chỉ khởi sắc nhẹ trong phiên giao dịch ngày 28/9 sau thông báo điều chỉnh cho thấy nội dung sửa đổi không đáp ứng kỳ vọng của NĐT. Chúng tôi cũng không lạc quan về sự đột phá của dòng tiền mới ngay trong tháng 10 do hiệu lực của Thông tư 13.

Trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 với việc lạm phát được kiểm soát tốt nhưng NHNN vẫn không có hành động mạnh tay nào đưa tín dụng vào nền kinh tế thì cơ hội dường như khép lại trong quý 4 khi lạm phát quay trở lại tạo áp lực lên nền kinh tế. Lạm phát tháng 9 ở mức 1,13% là tín hiệu không tích cực cho 3 tháng còn lại của năm 2010. Tính chung 9 tháng đầu năm, tăng trưởng thực của VN chỉ dương nhẹ. Trong tháng 10 cũng như quý 4, chúng tôi không kỳ vọng vào khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ và đột biến về cung tiền nên TTCK không có nhiều cơ hội tiếp cận dòng tiền mới. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không đánh giá thấp tầm quan trọng của dòng tiền cũ đang đứng ngoài thị trường chờ cơ hội và nguồn tài chính từ các tổ chức phi ngân hàng. Trong điều kiện kết quả kinh doanh của các DN ấn tượng và/hoặc thị trường được đánh giá ở mức hấp dẫn, thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều khả năng tăng tốc từ chính dòng tiền đang chờ đợi thời cơ từ các NĐT cá nhân.

Tác động từ thị trường vàng và lãi suất

Sau hàng loạt quyết định và sự kiện như: Thông tư 13 sửa đổi không đáng kể, giữ nguyên lãi suất cơ bản, lạm phát tăng đột biến, cánh cửa giảm lãi suất cho vay gần như đóng lại. Có nghĩa là thêm một sự chờ đợi nữa của NĐT không được hiện thực hóa có thể trong phần còn lại của năm 2010. Điều này cũng có nghĩa hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN sử dụng nhiều vốn vay ngân hàng năm nay khó có khả năng tăng trưởng tốt hơn năm 2009 khi kinh tế vĩ mô chưa khởi sắc và nguồn vốn bị thu hẹp với chi phí cao.

Một hiện tượng đáng chú ý khác là khi dòng tiền đứng ngoài thị trường tháng 9 và thị trường vàng có sóng khi liên tục lập đỉnh cao mới, một phần không nhỏ có thể được phân bổ sang thị trường này do NĐT nhìn chung không có xu hướng giữ quá nhiều tiền mặt. Tuy nhiên, với mức độ tăng nóng như hiện nay, rất có thể NĐT sẽ bán ra để thu hồi vốn trong ngắn hạn trước khi thị trường vàng điều chỉnh. Nếu giá vàng không biến động mạnh trong thời gian tới, một phần nguồn tiền từ thị trường vàng có thể quay trở lại thị trường chứng khoán để tìm kiếm các cơ hội từ kết quả kinh doanh quý 3. Đây là một trong các nguyên nhân chúng tôi kỳ vọng vào cơ hội gia tăng thanh khoản của thị trường tháng 10.

Mặc dù tăng trưởng GDP quý 3 vẫn đạt mục tiêu đề ra, kết quả kinh doanh của các DN niêm yết trong quý khó có khả năng gây đột biến, thậm chí còn có nguy cơ tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2009 do các nguyên nhân sau:

Nền kinh tế vẫn tăng trưởng trong điều kiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Thống kê tăng trưởng GDP không phản ánh đầy đủ những khó khăn các DN gặp phải trong việc tiếp cận nguồn vốn giá hợp lý hơn. So với quý 3 năm 2009, tăng trưởng tín dụng quý 3/2010 có khả năng chưa bằng 50% nên cơ hội để các DN đầu ngành mở rộng sản xuất kinh doanh là không lớn.

Mặt khác, thị trường tài chính ảm đạm, tuy không giảm sâu nhưng hầu như không tăng trưởng và thanh khoản thấp. Các Cty có tỷ trọng đầu tư tài chính lớn trên thị trường niêm yết trong cơ cấu lợi nhuận như Cty chứng khoán, ngân hàng, dịch vụ tài chính, bảo hiểm,... sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp;

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đóng băng trong khu vực miền Nam và trầm lắng hơn trong khu vực phía Bắc cũng ít nhiều ảnh hưởng tới các Cty thuộc nhóm ngành này, nhất là các Cty dự kiến đưa sản phẩm ra thị trường trong quý 3 và quý 4. Tuy nhiên, các Cty BĐS đã bán hàng trong các quý trước đó nhưng chưa ghi nhận doanh thu sẽ ít bị ảnh hưởng hơn...

Thanh khoản tháng 10 khó có khả năng đột biến nếu kênh 440-460 không bị phá vỡ mạnh mẽ.

Trong điều kiện thị trường trầm lắng như hiện nay và giá cổ phiếu của nhiều mã giảm sâu, DN cũng ít mặn mà ghi nhận sớm doanh thu và lợi nhuận do kết quả khả quan của một vài Cty cũng không có khả năng thay đổi được bức tranh chung của toàn bộ thị trường. Các DN có xu hướng dồn lợi nhuận vào quý 4 nên đây là cơ hội của nhóm NĐT trung hạn hướng đến các mã có tiềm năng trong cả năm 2010 hơn là chỉ dựa vào kết quả kinh doanh đơn thuần của quý 3.

Diễn biến tháng 10

Trong quý 3, chúng tôi kỳ vọng vào kết quả kinh doanh khả quan của nhóm ngành hàng tiêu dùng và dịch vụ tiêu dùng, phát hành sách, các Cty cao su tự nhiên và nhóm ngành dược phẩm so với mặt bằng tăng trưởng chung. Dựa trên phân tích cơ bản, chúng tôi đánh giá thị trường tháng 10 diễn biến theo xu hướng sau:

Kênh 440 – 460 tiếp tục là kênh nhạy cảm trong điều kiện kinh tế vĩ mô được dự đoán không tiềm ẩn các yếu tố bất ngờ. Kỳ vọng của NĐT hầu hết đã được giải đáp ngay trong tháng 9. Xuống thấp hơn mức 440, thị trường được đánh giá là hấp dẫn để mua vào trong khi mức 460 có thể được coi là an toàn để chốt lời trong điều kiện thị trường khó khăn như trong giai đoạn hiện nay.

Thanh khoản có thể được cải thiện tốt hơn mặt bằng tháng 9 do mặc dù báo cáo tài chính quý 3 không được NĐT quá kỳ vọng nhưng vẫn có nhiều DN có kết quả kinh doanh ấn tượng và thu hút sự chú ý của NĐT. Phân hóa cổ phiếu và phân hóa nhóm ngành thường diễn ra mạnh hơn trong các tháng kết quả kinh doanh hàng quý được công bố. Tuy nhiên, thanh khoản khó có khả năng đột biến nếu kênh 440-460 không bị phá vỡ mạnh mẽ.

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   'Chứng khoán khó tăng điểm nhờ tin quý III' (08/10/2010)

>   OTC thất thế, cơ hội cho UPCoM? (08/10/2010)

>   Thị trường ngày 08/10 và góc nhìn từ CTCK (08/10/2010)

>   TLS lập hat-trick về thị phần môi giới trên HNX (07/10/2010)

>   Những cổ phiếu ngược dòng (07/10/2010)

>   UPCoM-Index tăng nhẹ, thanh khoản tăng đột biến (07/10/2010)

>   Vốn ngoại có chọn sai thời điểm? (07/10/2010)

>   TTCK: Ngoại hào hứng, nội thờ ơ! (07/10/2010)

>   Nếu im lặng là tiếp tay cho vấn nạn làm giá (07/10/2010)

>   "Đầu tư ngắn hạn đang rủi ro hơn dài hạn" (07/10/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật