Thứ Bảy, 16/10/2010 10:06

Technical View – Thị trường: Tuần 18 - 22/10

(Vietstock) – Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chi tiết thị trường Việt Nam (VN-Index, HNX-Index), thị trường Mỹ (Dow Jones, VIX), thị trường Châu Á (Nikkei 225, Hang Seng Index) và thị trường Châu Âu (FTSE 100).

1. Chiến lược đầu tư:

1.1. Phân tích định lượng:

Tỷ trọng danh mục đề nghị theo Mô hình Định lượng(*) (Quantitative Model) của chúng tôi là: 48.2357% cash/ 51.7643% stocks.

Chiến lược điều tiết danh mục vẫn tiếp tục ủng hộ cho việc gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Sự kéo dài của xu hướng mua ròng là điều rất đáng chú ý. Nó cho thấy rủi ro của thị trường đang giảm bớt khá nhiều.

Giá trị điểm chặn (Limit of %Stocks in Portfolio) của Mô hình Định lượng là 69.9528%. Vì vậy, việc điều chỉnh tỷ trọng cổ phiếu về gần mức 70% đang được ủng hộ.

(*) Mô hình Định lượng (Quantitative Model) là mô hình được Bộ phận Phân tích Kỹ thuật Vietstock xây dựng dựa trên những xu hướng của phân tích kỹ thuật hiện đại nhằm lượng hóa các yếu tố kỹ thuật để phục vụ cho công việc đầu tư.

1.2. Phân tích kịch bản thị trường:  

Kịch bản bứt phá dường như vẫn sẽ tiếp tục bất chấp các áp lực điều chỉnh. Mặc dù tiếp tục giằng co mạnh nhưng giá vẫn đang nằm trên khá nhiều đường MA ngắn hạn.

Nếu giá trượt về vùng 420 – 450 điểm thì hoàn toàn có thể coi đây là một cơ hội để tích lũy cổ phiếu. Khả năng thủng vùng này đang ở mức khá thấp.

1.3. Phân tích cung cầu và tâm lý thị trường:  

Khối lượng giao dịch vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp chứng tỏ cung giá rẻ đang cạn kiệt. Một số nhà đầu tư vẫn cho rằng khi thị trường chưa cải thiện thanh khoản thì sẽ khó bứt phá. Chúng tôi không phản bác quan điểm này. Tuy nhiên, một sự gia tăng từ từ trong khối lượng sẽ đảm bảo cho một xu hướng tăng vững chắc.

Mọi sự đột biến tại thời điểm này (kể cả mức điểm lẫn khối lượng giao dịch) theo quan điểm của chúng tôi đều không mang ý nghĩa tích cực. Một sự gia tăng từ từ và chậm rãi sẽ lành mạnh và đáng tin cậy hơn.

1.4. Chiến lược trading cho từng nhóm danh mục:

- Danh mục có tỷ trọng cổ phiếu lớn: Chúng tôi cho rằng việc bán ra trong thời điểm hiện nay là chưa thực sự thích hợp nhất là đối với những mã đã có mức sụt giảm sâu. Hành động bán ra, nếu có, có lẽ chỉ nên xem xét khi VN-Index chạm vùng 475 – 485 điểm.

- Danh mục cân bằng: Chiến lược đề nghị là có thể gia tăng thêm một phần cổ phiếu trong tài khoản nếu thị trường xuất hiện các phiên điều chỉnh. Việc mua tích lũy thêm trong giai đoạn hiện nay không phải là quá rủi ro nhưng không nên vượt quá 70%.

- Danh mục có tỷ trọng tiền mặt lớn: Đây là nhóm nhà đầu tư có tỷ trọng danh mục lý tưởng nhất trong giai đoạn hiện nay. Nếu chưa giải ngân trong đợt sụt giảm vừa qua thì những nhà đầu tư thuộc nhóm này vẫn có thể giải ngân đến 2/3 vốn tại vùng giá hiện nay (430 – 460 điểm).

2. Phân tích chi tiết các thị trường:

2.1. Thị trường Việt Nam:

VN-Index – Kênh sideway đang chi phối thị trường

Thiếu thông tin hỗ trợ mạnh nhưng bù lại là sự hấp dẫn về giá trị, thị trường chứng khoán Việt Nam có vẻ như sẽ còn tiếp tục xu hướng đi ngang trong các phiên tới.

Chúng tôi vẫn tiếp tục bảo lưu quan điểm đánh giá tích cực về hiện tượng khối lượng giao dịch thấp. Với thực lực hiện nay của thị trường, việc hi vọng có những phiên giao dịch đột biến về mức điểm và khối lượng bùng nổ là không hợp lý.

Thị trường đang tích lũy cho một đáy trung hạn. Vì vậy, tình trạng thanh khoản duy trì ở mức thấp là có thể chấp nhận được và không hẳn là tín hiệu xấu.

Các chỉ báo thuộc nhóm momentum đang duy trì ở mức khá cao. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy một chuyển biến khá rõ nét từ nhóm trend mà điển hình là các đường MA ngắn ngày. Những tín hiệu mua của nhóm này đã bắt đầu xuất hiện dần dần. Điều này cho thấy dù chưa thể bứt phá nhưng thị trường đã có những dấu hiệu khá tích cực và ủng hộ việc mua tích lũy cho thời gian tới.

 

HNX-Index – Tích lũy để bứt phá

Mặc dù có sự sụt giảm trong mức điểm nhưng gần như các chỉ số chính đều cho tín hiệu lạc quan. Đáng chú ý nhất là những phân kỳ giá lên rất mạnh của %BBs, RSI, Stochastic Osc...

Tín hiệu này đã từng xuất hiện với mô hình tương tự khi HNX-Index test vùng 100 – 120 điểm. Câu hỏi đặt ra là liệu lịch sử có lặp lại? Với những tín hiệu hiện tại thì khả năng có đảo chiều khi test lại vùng chống đỡ mạnh là rất lớn.

Vùng mua lý tưởng trong thời gian tới là vùng 100 – 120 điểm.

 

2.2. Thị trường Mỹ:

Dow Jones – Những tín hiệu mua trung hạn đang quay trở lại

Kể từ sau khi SMA 50 vượt lên trên SMA 100, rồi SMA 200, thị trường Mỹ đã bắt đầu một giai đoạn bứt phá đáng ngạc nhiên. Mặc cho những lo lắng về sự phục hồi của nền kinh tế vẫn chưa vững chắc, những lo ngại về suy thoái kép... Dow Jones vẫn tiếp tục bứt phá mạnh. Đâu là nguyên do của sự bứt phá này? Chúng tôi cho rằng có hai lý do chính:

Thứ nhất, các tín hiệu mua trung hạn đang quay trở lại mà cụ thể là ở những đường MA trung hạn.

Thứ hai, sự vững chắc của vùng 9,700 – 10,000 điểm với rất nhiều lần test trong giai đoạn 2009 – 2010 đã giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư.

Với những lý do đó, khả năng thị trường Mỹ sẽ tiếp tục có những kết quả lạc quan trong trung hạn là khá cao. Sự điều chỉnh trong ngắn hạn theo quan điểm của chúng tôi là cơ hội cho những nhà đầu tư đến sau nếu mưốn tham gia vào thị trường.

 

2.3. Thị trường Châu Á:

Nikkei 225 – Có thể sẽ test Fibonacci Retracement 38.2% thêm lần nữa

Dù thị trường Nhật Bản đang trong trạng thái cân bằng nhưng có một số tín hiệu cho thấy, xu hướng tăng điểm đang quay trở lại ngày càng mạnh mẽ. Điều này khiến cho khả năng test vùng ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2% là khá cao.

Khả năng tạo đáy trung hạn của thị trường Nhật Bản là rất lớn. Việc mua vào trong đợt thoái lùi lần này là hoàn toàn có thể.

 

Hang Seng Index – Kênh giá mới đã chính thức xuất hiện

Sự bứt phá mạnh, nhanh và hết sức dứt khoát của thị trường Trung Quốc khiến cho nhiều nhà đầu tư cảm thấy bất ngờ. Với breakpoint xuất hiện ngày 06/10/2010, giá đã chính thức thiết lập được kênh giá mới mạnh hơn và dốc hơn.

Hoạt động mua vào có thể khởi động trở lại nếu như những phiên thoái lùi xuất hiện.

 

2.4. Thị trường Châu Âu:

FTSE 100 – Sẽ có giằng co mạnh

Có vẻ như vùng kháng cự 5,750 – 5,800 điểm khá mạnh so với thực lực của thị trường này hiện nay. Những phân kỳ giá xuống cũng đang xuất hiện.

Chúng tôi cho rằng chỉ nên mua vào trong các đợt thoái lùi hoặc rung lắc của thị trường.

 

Nguyễn Quang Minh, Chuyên viên PTKT

Các tin tức khác

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 11/10 - 15/10/2010 (10/10/2010)

>   Technical View–Thị trường: Tuần 11-15/10 (09/10/2010)

>   Technical View–Doanh nghiệp: Tuần 04-08/10 (01/10/2010)

>   Technical View – Thị trường: Tuần 04 - 08/10 (02/10/2010)

>   Technical View - Doanh nghiệp: Tuần 27/09 - 01/10 (25/09/2010)

>   Technical View - Thị trường: Tuần 27/09 - 01/10 (25/09/2010)

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 20 - 24/09/2010 (19/09/2010)

>   Technical View – Thị trường: Tuần 20 - 24/09/2010 (19/09/2010)

>   Doanh nghiệp tuần 13 - 17/09 (10/09/2010)

>   Technical View - Thị trường: Tuần 13 - 17/09 (10/09/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật