Thứ Tư, 27/10/2010 08:43

Làm giá lộ liễu trên UPCoM

Thị trường niêm yết tiếp tục giảm điểm khiến UPCoM không tránh khỏi tình trạng giảm sút thanh khoản. Chỉ số UPCoM chỉ quanh quẩn ở ngưỡng 40 điểm, với giá trị giao dịch vài tỷ đồng. Trong tổng số 100 mã đăng ký niêm yết, chỉ có khoảng 30 mã có lệnh được khớp, còn lại gần như không có thanh khoản. Một điều đáng chú ý là tuy UPCoM không mấy thanh khoản nhưng trong thời gian qua cũng có không ít mã được làm giá. Liệu đó có phải là do đội lái tạo sóng? Hay chính do những người trong DN niêm yết?

Trong bối cảnh thị trường nhuốm sắc đỏ, vậy mà gần một tháng qua CP của CTCP Công nghiệp Thủy sản (SCO) lại tăng trần liên tiếp, đưa giá từ 2.500 đồng/CP lên đến 8.900 đồng/CP, tăng 356%. Do tăng giá trên UPCoM không phải giải trình nên SCO đã tăng suốt gần tháng qua. Với cú tăng giá ngoạn mục, SCO đang trở thành mã tăng mạnh duy nhất không chỉ ở UPCoM, mà cả so với 2 sàn niêm yết.

Trước đó mã này cũng đã trở thành hiện tượng đáng chú ý khi giá tham chiếu trong ngày niêm yết chỉ 2.500 đồng/CP, thấp hơn cả mệnh giá. Nếu nhìn vào khối lượng khớp mỗi phiên tăng trần của SCO (chỉ 100 CP/phiên với giá trần) cũng có thể thấy rõ không phải do bàn tay của các đội lái muốn đánh lên để kiếm lời, cũng không phải do sức cầu quá lớn. Hơn nữa nếu đứng ở góc độ NĐT cũng không ai muốn bán dần CP của mình với giá 2.000-3.000 đồng trong khi cổ tức DN trả cho cổ đông lên đến 20%.

Ông Nguyễn Phúc Thịnh, Trưởng phòng Phân tích và tư vấn CTCK Hòa Bình, cho rằng việc NĐT không tham gia vào UPCoM không hẳn ở cơ chế giao dịch hay số lượng hàng hóa, mà vấn đề ở đây là thiếu thông tin. Nhìn vào sự việc của SCO cũng có thể thấy người làm giá không nắm rõ thông tin về UPCoM.

Theo quy định của HNX, CP sau 25 ngày không có giao dịch sẽ được tính lại giá tham chiếu bằng giá khớp lệnh của phiên giao dịch kế tiếp. Như vậy, chỉ cần chờ đến phiên thứ 26 trở đi người làm giá có thể đặt một lệnh mua bán với giá bất kỳ và với khối lượng nhỏ, khi đó giá được khớp này sẽ được tính là giá tham chiếu.

Thí dụ đặt mua 100 CP SCO với giá 10.000 đồng/CP, sau khi khớp lệnh, đó sẽ là giá tham chiếu mới cho SCO. Hơn nữa, với giá chỉ có 2.500 đồng/CP, trong 25 ngày đó khả năng bán ra của NĐT gần như không có, nên người làm giá có thể chủ động thay vì làm giá như hiện tại, vừa lộ liễu vừa tốn kém và mất thời gian.

Hiện nay rất ít CTCK quan tâm đến UPCoM, ngay cả những CTCK lớn. Nhiều khi đến CTCK, muốn có thông tin về DN để tư vấn cho NĐT cũng chỉ có thể lấy trên HNX hay website của chính DN đó (DN có thể công bố thông tin hoặc không, vì không có luật bắt buộc). Chính vì vậy, ở đây nỗi lo sợ lớn nhất của NĐT là thiếu thông tin, khi không thực sự hiểu về UPCoM, người chơi khó lòng mạo hiểm với thị trường được.

Khánh Ly

SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Các tin tức khác

>   "Thị trường sẽ khó có sự bứt phá mạnh mẽ" (27/10/2010)

>   Sợ kế hoạch... ảo (27/10/2010)

>   Thị trường ngày 27/10 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (26/10/2010)

>   OTC: Người mua trả rẻ (26/10/2010)

>   “Hò” nhau đi bắt “dao” rơi (26/10/2010)

>   VCBF nhận quản lý quỹ trị giá 150 tỷ đồng từ AIA Việt Nam (26/10/2010)

>   UPCoM-Index tăng sát 43 điểm (26/10/2010)

>   VN-Index đang bị bóp méo? (26/10/2010)

>   TTCK Việt Nam qua lăng kính của quỹ đầu tư quốc tế (26/10/2010)

>   Thị trường ngày 26/10 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (25/10/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật