Thứ Ba, 26/10/2010 14:30

Hiệu quả ODA đến đâu?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa gửi báo cáo mới nhất trình Quốc hội về tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Trong bối cảnh nguồn vốn này sẽ có những thay đổi về chất và các điều khoản nhận viện trợ khi VN không còn là nước thu nhập thấp, để sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đòi hỏi phải có những cam kết sâu hơn từ những lĩnh vực, dự án thụ hưởng.

Sau 17 năm VN tiếp nhận nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA đến nay, theo Bộ KHĐT, đã có trên 56 tỉ USD vốn ODA được các nhà tài trợ cam kết cho VN. Trong số này, đã có 42 tỉ USD được ký thông qua các chương trình, DA cụ thể và 26,223 tỉ USD đã được giải ngân. (chiếm khoảng 46,5% tổng vốn ODA cam kết và 62% tổng vốn ODA ký kết).

Từ năm 1993-2009, được Bộ KHĐT đánh giá là: “Tình hình giải ngân vốn ODA có những cải thiện nhất định với chiều hướng tích cực. Giai đoạn 2006-2009, mức giải ngân kỷ lục lên tới 10,319 tỉ USD”. Tuy nhiên, bộ cũng cho rằng, mức giải ngân vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và tỉ lệ giải ngân vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế giới và khu vực theo đánh giá của các nhà tài trợ quốc tế.

Riêng 3 năm 2006-2009, Bộ KHĐT cho biết, tỉ lệ giải ngân vốn ODA là hơn 9,2 tỉ USD, chiếm trên 41% tổng vốn ODA cam kết (trên 23,85 tỉ USD trong 3 năm) và xấp xỉ 61% tổng vốn ODA ký kết trong 3 năm này. Tuy nhiên, theo đại diện nhóm 6 ngân hàng phát triển quốc tế do World Bank đứng đầu lại đánh giá tỉ lệ giải ngân này đạt thấp hơn mức trung bình của khu vực. Hiện tỉ lệ giải ngân trung bình của khu vực là 20%, trong khi VN chỉ đạt 14%.

Mới đây, trong một hội nghị về nợ công, tiến sĩ Benedict Bingham - đại diện IMF tại VN - cảnh báo Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của QH về mức nợ công đã tới ngưỡng của VN, tuy vẫn nằm trong mức an toàn.

Trong khi đó, về sử dụng vốn ODA, hiện cả Chính phủ và các nhà tài trợ đều khẳng định VN đang sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của việc giải ngân và sử dụng vốn ODA thấp hơn mức trung bình của khu vực ngoài những nguyên nhân khách quan như giải phóng mặt bằng, xung đột về thủ tục đầu tư, xây dựng giữa VN và các nhà tài trợ, thì đều được hiểu là việc quản lý nguồn vốn tập trung vào một số bộ, ngành, địa phương để cho các DN nhà nước đầu tư các DA hạ tầng phục vụ KT-XH đã khiến hiệu quả DA phần nào hạn chế và thiếu minh bạch. Các chuyên gia kinh tế khuyến cáo rằng: Để đạt mục tiêu thu hút 30 - 32 tỉ USD giai đoạn 2011-2015, trong đó nguồn vốn thực hiện đạt 14 - 16 tỉ USD như Bộ KHĐT đề ra, thì phải tạo được đột phá về tiến độ, chất lượng và giải ngân nguồn vốn này. Muốn vậy, phải thay đổi từ điều kiện vay, mức độ vay và biện pháp sử dụng đồng vốn vay để không bị lệ thuộc quá mức vào các nhà cung cấp vốn.

Hồng Quân

lao động

Các tin tức khác

>   Mong muốn Nhật Bản tăng vốn ODA cho Việt Nam (25/10/2010)

>   CPI tháng 10 tăng kỷ lục trong 15 năm qua: Vì sao? (25/10/2010)

>   Nguyên thống đốc NHNN: "Điều hành kinh tế vẫn lộp chộp" (25/10/2010)

>   Du lịch Việt hướng về khách “ngoại” (25/10/2010)

>   Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Khởi sắc, nhưng nhiều bất cập (25/10/2010)

>   Dự án bôxit: Nếu Chính phủ bảo dừng, chúng tôi sẽ dừng (25/10/2010)

>   "Việt Nam không giàu lên nhờ khai thác bô xít" (24/10/2010)

>   Quảng Ninh: Hơn 100 dự án nước ngoài còn hiệu lực (24/10/2010)

>   CPI tháng 10/2010 tăng tới 1,05% (23/10/2010)

>   Vinashin và nợ công (23/10/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật