Thứ Hai, 06/09/2010 10:03

Rũ bỏ tâm lý sợ hãi

Ba phiên giao dịch cuối cùng của tháng 8 và phiên đầu tiên của tháng 9 đã làm sửng sốt số đông NĐT cẩn trọng. VN-Index tăng đảo ngược chỉ sau một tuần lao dốc thảm hại. Những lý do khơi mào cho sự hoảng loạn vẫn còn, chỉ có tâm lý là thay đổi.

Kéo dòng tiền vào

“Hết tiền” là lý do được dùng nhiều nhất để giải thích những biến động rất mạnh thời gian qua, nhất là khi thanh khoản ngày càng giảm. Vô số lý do ủng hộ quan điểm này như Thông tư 13, DN tăng vốn ồ ạt làm cung tăng quá nhiều, NĐT bị “kẹp” tại các sóng làm giá, thậm chí cả “đại gia” đọng vốn ở bất động sản, chuyển qua chơi vàng, USD... Thực tế là có những phiên như ngày 23.8, tổng cầu cả hai sàn chỉ có trên 70 triệu đơn vị. Đây là mức cầu cực thấp vì trong tháng 7 chỉ riêng sàn HNX cũng đã có sức cầu cỡ đó.

Tuy nhiên, dòng tiền cạn kiệt hay không cần phải hiểu cho đúng là một phần rất lớn của dòng tiền đã đứng ngoài, chứ không phải cạn kiệt. Đứng ngoài nghĩa là sẽ có lúc tham gia, nếu nhìn thấy cơ hội. Điều đó đã được chứng minh với hai phiên trước kỳ nghỉ, tổng cầu hai sàn vọt lên mức trên 170 triệu đơn vị. Điều gì khiến sức mua trên thị trường quay ngoắt 180 độ chỉ sau vài ngày? Trên 170 triệu đơn vị là con số rất lớn vì ngay thời kỳ đỉnh cao tháng 5 vừa qua khi VN-Index đạt 551 điểm, sức mua bình quân mỗi phiên trong tuần đầu tháng cũng chỉ trên dưới 168 triệu đơn vị.

Sức mua tăng lên khi giá có vẻ đã giảm quá mức là một biểu hiện của lòng tham vẫn còn nguyên. Khi lòng tham bị nỗi sợ hãi lấn át thì NĐT ngại rủi ro và giữ chặt tiền mặt. Để lôi kéo dòng tiền “nhát gan” này cần tạo ra cơ hội: CP trở nên quá rẻ trong mắt NĐT hoặc xuất hiện lực lượng đánh lên khiến NĐT lo sợ lỡ chuyến tàu lợi nhuận sau khi đã bảo toàn được đồng vốn qua thời điểm khó khăn nhất.

Diễn biến 3 phiên vừa qua có lẽ hội tụ cả hai yếu tố đó. Hàng loạt CP đã giảm giá tới mức chỉ số P/E 4 quý liên tiếp nhỏ hơn 5 lần. P/E sàn HoSE đến hết tháng 8 vào khoảng 10 lần, tại HNX là 9,8 lần. Thống kê doanh thu của 60 DN hàng đầu tăng hơn 50%, thu nhập tăng trưởng 30% mỗi năm. Số các CP về sát mệnh giá hay giảm trên 50% tính từ đỉnh gần nhất có thể liệt kê hàng loạt. Rõ ràng CK đã có độ hấp dẫn về mặt giá trị. Yếu tố thứ hai là dòng tiền tiên phong được kích hoạt, tạo nên lực đẩy mạnh mẽ với mức tăng gần 7% sau 3 phiên. Nếu NĐT đang giữ tiền đánh giá khả năng 420 điểm là đáy của VN-Index thì rõ ràng cơ hội mua tại đáy đang vuột đi từng ngày vì lực cầu đánh lên thực sự mạnh mẽ tại các mức giá cao. Khi sự sợ hãi trở nên chai lỳ thì lòng tham có thể được kích thích một cách dễ dàng.

Còn lo ngại điều gì?

Lo ngại lớn nhất lúc này có lẽ là sự đồng thuận. Mức độ chấp nhận rủi ro cần được tăng lên hơn nữa thì dòng tiền mới vào mạnh và thị trường có thể tự vận động trên cơ sở cung - cầu bình thường. Chốt lời sớm, tranh thủ cắt lỗ giá tốt là hoạt động thường thấy trong những đợt tăng dốc đứng như vậy. Sự nghi ngờ vẫn còn khi những mối lo cũ vẫn chưa được cởi bỏ.

Điều này rất dễ nhận thấy ở ngay trong các nhận định của CTCK hàng ngày: Những thành viên chủ chốt của thị trường vẫn đang bối rối trước diễn biến phục hồi bất thường vì không tìm được lý do giải thích hợp lý. Ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 9, hàng loạt CTCK vẫn khuyến cáo khách hàng thận trọng khi giải ngân thêm, chờ thị trường vượt qua các mốc kháng cự quan trọng hay tranh thủ bán ra, giảm tỉ trọng CP. Chiến thuật này thường được áp dụng trong một đợt phục hồi trong xu thế giảm.

Tuy nhiên, một điểm chung cho các đợt phục hồi là sự nghi ngờ: Dòng tiền chưa đủ mạnh, các yếu tố nội tại của thị trường còn xấu, vĩ mô chưa cải thiện... Yêu cầu về dòng tiền lớn trong giai đoạn đầu thường quá khắt khe vì quá khứ cho thấy tất cả các đợt phục hồi đều khởi phát với mức thanh khoản không cao. Dòng tiền chỉ tăng mạnh khi giá được đẩy lên một mặt bằng mới và đáy được xác lập một cách rõ ràng. Khi đó việc sử dụng đòn bẩy tài chính gia tăng vào dòng tiền được bổ sung. Điều khác biệt trong các đợt phục hồi chính là sự thay đổi về tâm lý: NĐT từ sợ hãi, hoang mang chuyển sang tham lam và chấp nhận rủi ro để tìm kiếm cơ hội. Tổng lượng tiền nỗ lực tạo đáy và đẩy giá lên trong 5 phiên vừa qua đạt trên 8.500 tỉ đồng – một con số không hề nhỏ.

Nguyễn Hoàng

lao động

Các tin tức khác

>   Kỳ vọng thay đổi chính sách (06/09/2010)

>   Vì sao cổ phiếu ngân hàng bị thờ ơ? (06/09/2010)

>   Thị trường OTC vẫn thận trọng (06/09/2010)

>   Mua ròng mạnh, đón đầu con sóng mới (05/09/2010)

>   Sự kiện doanh nghiệp tuần 06-10/09 (04/09/2010)

>   Xu thế tăng trưởng GDP sẽ tiếp sức cho TTCK (03/09/2010)

>   Nguồn cung cổ phiếu sẽ không nhiều như dự đoán (03/09/2010)

>   “Ác mộng” với cổ phiếu nhỏ (03/09/2010)

>   Giải pháp cho nỗi ám ảnh mang tên “hàng giải chấp” (03/09/2010)

>   TTCK: Cái bếp lại có thể nguội lạnh (02/09/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật