Thứ Năm, 26/08/2010 17:44

Tránh “mắc cạn” khi mua bảo hiểm

Theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm, các doanh nghiệp khi mua bảo hiểm nên có nhà tư vấn có chuyên môn để tránh bị “mắc cạn” trong các hợp động bảo hiểm, dẫn đến “tiền mất, tật mang”.

Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tích cực mua bảo hiểm, theo ông, liệu có “vấn đề” gì trong cách giải quyết bồi thường của công ty bảo hiểm khiến cho khách hàng nản lòng, không muốn tham gia bảo hiểm hay không?

Thị trường bảo hiểm Việt Nam khác với nước ngoài, tôi đã từng sang nhiều nước thì thấy rằng, tư duy của họ là, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hơn cho khách hàng càng được khuyến khích. Tuy nhiên, công ty bảo hiểm ở Việt Nam nếu bồi thường quá mức đáng ra khách hàng được hưởng sẽ bị phạm luật. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho công ty bảo hiểm phải thận trọng, làm cho việc giải quyết bồi thường bị chậm trễ hơn.

Tuy nhiên, trong thực tế cũng không phải là  không có những trường hợp công ty bảo hiểm lần khất, né tránh trách nhiệm bồi thường?

Đúng là hiện nay, do áp lực cạnh tranh gay gắt giữa các công ty bảo hiểm nên nhiều công ty hạ phí bảo hiểm quá thấp, trong khi quỹ bồi thường ít quá. Do đó, không phải không có trường hợp công ty bảo hiểm chậm trễ, dây dưa tiền bồi thường cho khách hàng. Tuy nhiên tình trạng này không phải là phổ biến.

Ngoài ra, trong công tác giải quyết đền bù thì hiện nay cũng có  tình trạng một số công ty bảo hiểm chưa xây dựng đầy đủ quy trình thủ tục giải quyết bồi thường. Do đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo bắt buộc các công ty bảo hiểm đều phải xây dựng quy trình thủ tục giải quyết bồi thường, công khai trên trang web cho khách hàng biết.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp chậm trễ bồi thường còn xuất phát từ những yếu tố khách quan, nằm ngoài khả năng giải quyết của công ty bảo hiểm.

Chẳng hạn như, trong nhiều trường hợp kết quả giám định phải phụ thuộc vào các cơ quan khác như công an, bệnh viện… Ví dụ, việc giám định bảo hiểm thương tật, ốm đau… phải phục thuộc vào hồ sơ, bệnh án của bệnh viện. Tương tự, những trường hợp như tai nạn giao thông, cháy nổ… lại phải chờ kết luận điều tra của cơ quan công an.

Trong khi đó, ở nước ngoài, việc giám định bảo hiểm có thể không cần phụ thuộc vào kết luận của các cơ quan chức năng. Luật pháp ở nhiều nước cho phép công ty bảo hiểm và khách hàng sử dụng kết quả giám định của những cơ quan giám định độc lập. Theo đó, người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm thống nhất với nhau, khi rủi ro xẩy ra có thể thuê công ty giám định độc lập và 2 bên cùng công nhận kết quả giám định này là xong.

Ngoài ra, cũng có những trường hợp sự chậm trễ bồi thường đến từ  chính khách hàng. Khách hàng nhiều khi cũng không nhận thức hết được quyền lợi của họ đến đâu nên có những đòi hỏi quá đáng, dẫn đến kiện cáo kéo dài… 

Vậy, tại sao khi bán hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm không hướng dẫn cặn kẽ cho khách hàng hiểu  được hết quyền và trách nhiệm của họ  để tránh những tranh chấp không đáng có?

Trong quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm đều có những quy định chi tiết về sản phẩm bảo hiểm và quyền lợi cho khách hàng. Những quy tắc này do doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo ra, sau đó doanh nghiệp bảo hiểm ban hành và thông báo cho khách hàng. Thông thường, trong hợp đồng bảo hiểm, 2 bên quy định tuân thủ theo  bản quy tắc này.

Vấn đề ở  đây là, nhiều khi người tham gia bảo hiểm thường chỉ thích chọn những nơi bán phí thấp chứ không đọc quy tắc, điều khoản. Nếu đọc rõ và hiểu những quy tắc, điều khoản này thì họ sẽ phân tích được giá trị của các sản phẩm bảo hiểm của từng doanh nghiệp khác nhau.

Tuy nhiên, một doanh nghiệp “ngoại đạo”  có thể đọc và  hiểu hết tất cả các quy tắc liên quan đến tất cả các sản phẩm bảo hiểm thông thường là một một điều không dễ?

Phần lớn doanh nghiệp hiện nay không có bộ phận luật sư, trong khi doanh nghiệp nước ngoài bao giờ cũng có bộ phận luật sư tư vấn cho mọi hoạt động kinh doanh, trong đó có việc mua bảo hiểm.

Theo tôi được biết, hiện một số trường đại học như Kinh tế  Quốc dân, Tài chính, Luật… đang đạo tạo những chuyên ngành liên quan đến Luật kinh doanh, chính là để cung ứng cho cầu này của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp của chúng ta hiện nay chưa có thói quen mua bảo hiểm qua tư vấn, môi giới…, trong khi ở nước ngoài viêc mua bảo hiểm qua môi giới rất phổ biến. Theo đó, môi giới bảo hiểm sẽ là người chịu trách nhiệm tư vấn cho doanh nghiệp về tất cả các quy tắc, điều khoản liên quan đến các sản phẩm bảo hiểm, nên chọn sản phẩm bảo hiểm nào, với biểu phí nào… là hiệu quả nhất.

Chí Tín

Đầu tư

Các tin tức khác

>   “Nóng” chuyện mở quỹ bảo vệ người mua bảo hiểm (26/08/2010)

>   Bảo hiểm phi nhân thọ, “sóng ngầm” cạnh tranh (24/08/2010)

>   Doanh nghiệp bảo hiểm phải lập quỹ rủi ro (23/08/2010)

>   Công ty bảo hiểm “sợ” bảo hiểm nông nghiệp (23/08/2010)

>   Bảo hiểm: Hấp dẫn mức lãi suất  (21/08/2010)

>   AIA Việt Nam khai trương văn phòng tại Phú Thọ (20/08/2010)

>   Gia tăng các doanh nghiệp hầu tòa do nợ bảo hiểm xã hội (20/08/2010)

>   Cơ quan nào chủ trì soạn thảo luật Bảo hiểm tiền gửi? (19/08/2010)

>   Bảo hiểm nhân thọ: 6/10 yêu cầu bồi thường bị từ chối (19/08/2010)

>   Nhiều người Việt mua bảo hiểm triệu đô (17/08/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật