Chủ Nhật, 29/08/2010 22:05

Kinh tế đi lên sao chứng khoán đi xuống?

Mặc dù chưa thể gọi là phục hồi, nhưng kinh tế có xu hướng đi lên là khá rõ ràng, khi hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước, khi tăng trưởng đạt được khá toàn diện ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, hứa hẹn có thể đạt hoặc vượt hầu hết các mục tiêu cả năm theo Nghị quyết của Quốc hội.

Kinh tế thì có xu hướng đi lên như vậy, nhưng chứng khoán lại đi xuống. Đó là nghịch lý, bởi chứng khoán vốn được coi là tấm gương phản chiếu của nền kinh tế và thường đi trước nền kinh tế từ 3 đến 6 tháng.

Sự đi xuống của chứng khoán Việt Nam được biểu hiện trên nhiều mặt. Về mặt điểm số, ngày 19.8.2010 so với ngày 31.12.2009, VN-Index đã giảm tới 8,6%, HNX còn giảm sâu hơn, tới 21,46%, trong đó có nhiều mã giá đã xuống dưới cả mức giá lúc lên sàn, thậm chí còn có tới gần 20 mã nằm dưới mệnh giá; chỉ số trên sàn UPCOM cũng chỉ bằng một nửa lúc ra đời. Số phiên giảm điểm nhiều hơn số phiên tăng điểm; số điểm giảm trong các phiên giảm nhiều hơn số điểm tăng trong những phiên tăng. Nhiều nhà đầu tư giá sàn cũng bán chứng tỏ muốn rút khỏi thị trường; nhiều nhà đầu tư khác lên sàn hoặc ngồi bên máy tính “canh”, nếu cứ xanh màu là đặt lệnh bán, bất kể lỗ lớn; không ít nhà đầu tư gần như bỏ mặc, không theo dõi.

Hầu hết các dự đoán đều sai. Dự đoán dựa theo thống kê kinh nghiệm thì các  năm trước chẳng có năm nào giống năm nay. Dự đoán dựa vào mô hình kỹ thuật thì chứng khoán phá hết ngưỡng này đến ngưỡng khác mà vẫn chưa biết sẽ còn xuống đến ngưỡng nào nữa? Dự đoán dựa vào phân tích cơ bản, thì những mã của các công ty niêm yết bị lỗ, thậm chí đã bị đưa vào diện cảnh báo, hoặc giá đã vượt xa giá trị thực thì cứ lên, thậm chí lên như diều; còn những mã của những công ty niêm yết vốn lớn, lãi cao, thì hoặc lình xình, hoặc quặt quẹo theo kiểu “ba ngày béo, bảy ngày gầy”. Còn dự báo dựa vào kinh tế vĩ mô thì quý 2 tăng cao hơn quý 1, tháng 7, tháng 8 khá lên thì chứng khoán lại xuống...

Như vậy chứng khoán Việt Nam đã đi ngược với diễn biến về kinh tế, với diễn biến của thị trường thế giới, chẳng tuân thủ theo một quy luật nào, mà chỉ phụ thuộc vào yếu tố tâm lý chơi chứng khoán chứ không phải là “đầu tư chứng khoán”. Các doanh nghiệp niêm yết phải có lãi mới phát hành thêm, mới chia thưởng bằng cổ phiếu, nhưng gọi là chia thưởng bằng cổ phiếu mà giá cổ phiếu lại tính lại giá để giá thấp xuống tương ứng và sau đó còn xuống tiếp nữa. Cổ đông nội bộ, nhất là loại có trọng trách, thì đua nhau bán ra; nhìn gương đó sao các cổ đông khác không tháo chạy? Các tổ chức đầu tư tài chính, nhất là các tập đoàn, tổng công ty lớn đầu tư ngoài ngành, nay thị trường xuống đã đua nhau thoái vốn (bán chứng khoán) thì giá chứng khoán làm chi chẳng xuống. Trên thị trường đã xuất hiện “cá mập”, “đội lái” sẵn sàng “đớp” các nhà đầu tư nhỏ lẻ; họ lại còn kết hợp với nhau, thậm chí với công ty chứng khoán, với công ty niêm yết để đánh lên, đánh xuống…

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán đã trên 10 năm; các nhà đầu tư tuy có lúc thiếu kiên nhẫn vì sự giảm xuống của thị trường… nhưng với “máu đầu tư” đã ngấm, nhiều người vẫn kỳ vọng đầu tư vào thị trường chứng khoán. Mà kỳ vọng là đầu tư của thì tương lai. Tháng 8 lại giảm (giống như một số năm đáy chứng khoán thường rơi vào tháng 8), nhưng 4 tháng cuối năm kỳ vọng không những tăng để bù vào số bị lỗ trong thời gian qua mà còn tăng cao hơn để đuổi kịp hoặc vượt các kênh đầu tư khác theo tỷ suất lợi nhuận bình quân (năm nay khoảng 11-12%).

Ngọc Minh

THANH NIÊN

Các tin tức khác

>   Có hiện tượng "đảo hàng" của khối ngoại (29/08/2010)

>   Thê thảm với penny (29/08/2010)

>   Hụt hẫng dòng tiền (28/08/2010)

>   Những cổ phiếu ngược dòng thị trường (27/08/2010)

>   Cổ phiếu không đáy (27/08/2010)

>   DN chủ động tiết giảm nguồn cung cổ phiếu (27/08/2010)

>   UPCoM-Index mất hơn 5% giá trị sau một tuần giao dịch (27/08/2010)

>   Kéo dài thời gian giao dịch: Nửa mừng, nửa lo (27/08/2010)

>   "TTCK đã bắt đầu hấp dẫn NĐT" (27/08/2010)

>   TTCK: Khó tăng mạnh trong thời gian tới! (27/08/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật