Thứ Sáu, 23/07/2010 07:59

Thị trường bội thực cổ phiếu dầu khí

Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang xôn xao trước thông tin Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) sẽ hoàn thành niêm yết cổ phiếu của hàng chục đơn vị thành viên lên các sàn giao dịch chứng khoán HoSE, HNX, UPCoM vào thời điểm từ nay đến cuối năm 2010.

Nếu cuộc "đổ bộ" thành công

Thống kê trong 6 tháng đầu năm 2010, PVN đã thực hiện niêm yết cổ phiếu của 9 đơn vị lên sàn giao dịch chứng khoán; hoàn thiện hồ sơ niêm yết 16 đơn vị; đăng ký công ty đại chúng để niêm yết 6 đơn vị.

Theo đánh giá sơ bộ trên thị trường chứng khoán, hiện đã có 25 công ty thuộc “họ dầu khí” chính thức niêm yết, trong đó riêng Tổng công ty Khí Việt Nam đóng góp 3 thành viên lớn là PVGas D, PV Gas North và PV Gas South.

Theo các chuyên gia phân tích, nếu "cuộc đổ bộ" của cổ phiếu "họ dầu khí" thành công thì thị trường sẽ hấp thụ một lượng tiền lớn vào các công ty này. Khi đó, thanh khoản trên các sàn chứng khoán chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Vào đầu tháng 8 tới, Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) sẽ có đợt IPO (thực hiện cổ phần hóa phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng) lớn nhất trong lịch sử ngành dầu khí. PVGas có vốn điều lệ 18.932 tỉ đồng.

Kịch bản nào cho đợt IPO của PVGas, một trong 3 tổng công ty lớn nhất trong Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam hiện nay? Câu hỏi này đang là bài toán lớn đối với các tổ chức và cá nhân quan tâm đến thị trường tài chính, tiền tệ trong thời gian vừa qua…

Sự nể trọng

Theo phân tích của Công ty đầu tư Bản Việt, cổ phiếu các doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí lâu nay đã giành được sự “nể trọng” nhất định của giới đầu tư không đơn giản chỉ vì kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, mà còn vì bản thân ngành dầu khí có vị thế quan trọng với tiềm năng phát triển lâu dài.

Theo đánh giá của PVN, giá trị doanh nghiệp của PVGas tại thời điểm cổ phần hóa tính từ 0g ngày 31-3-2010 là khoảng 27.203 tỉ đồng, trong đó giá trị vốn điều lệ là 18.932 tỉ đồng. Trên cơ sở đó, PVN đã đề xuất và được Chính phủ đồng ý cho phép bán 25% cổ phần, Nhà nước chỉ nắm giữ 75%. Trong 25% cổ phần bán ra, 10% bán ra thị trường, còn lại 15% bán cho cổ đông chiến lược.

Trong những tháng đầu năm 2010, hàng loạt cổ phiếu thuộc "họ dầu khí" đều có mức tăng trưởng khá ấn tượng, nguyên nhân là kỳ vọng của các nhà đầu tư về tiềm năng phát triển của các công ty trong nhóm này khi đầu năm 2010 một loạt công ty thuộc "họ dầu khí" ra quyết định tăng vốn (điển hình như PVA, PVX, PGS, PVD, PHH, PVF...).

Tổng vốn điều lệ của nhóm 9 mã "họ dầu khí" trên sàn Hà Nội trong năm 2009 là 5.790 tỉ đồng, nhưng kế hoạch vốn của năm 2010 thì nhóm này sẽ có mức vốn điều lệ lên tới 7.065 tỉ đồng, tăng 22%.

Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, ngành dầu khí vẫn được đánh giá là trụ cột kinh tế Việt Nam khi chỉ trong quý 1-2010 doanh thu ngành dầu khí đã chiếm 26% GDP của cả nước, nộp ngân sách chiếm 30% số thu cả nước và tiếp tục là một trong những ngành triển vọng nhất năm nay. Đặc biệt, sự tăng trưởng của một số mã dầu khí trong thời gian gần đây đều dựa trên yếu tố cơ bản tốt như lợi nhuận và tiềm năng các dự án trong tương lai.

Sản lượng khí dồi dào

Ngành khí đốt hiện đang được đánh giá là một ngành có triển vọng tốt, nhất là trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang có những diễn biến khó lường. Theo Tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA), trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng toàn cầu, tỉ trọng khí hiện chiếm 23,9% và tỉ trọng này đang gia tăng nhanh chóng với mức trung bình khoảng 3,1%/năm, dự kiến đến năm 2020 sẽ chiếm 30% tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu.

Tại Việt Nam, theo các nhà nghiên cứu cho biết, tổng tiềm năng khí thiên nhiên của Việt Nam có thể thu hồi vào khoảng 2,4-3,0 ngàn tỉ m3, tập trung chủ yếu ở các bể: Nam Côn Sơn, Ma Lay - Thổ Chu, Cửu Long và Sông Hồng.

Tổng sản lượng khí thu gom từ các mỏ (Bạch Hổ, Rạng Đông, Phương Đông, Lan Tây, Lan Đỏ, Cá Ngừ Vàng, Sư Tử Đen, Rồng Đôi, PM3 & 46 Cái Nước) để đưa vào bờ cung cấp cho các hộ tiêu thụ hằng năm trên 8 tỉ m3.

H.Nhựt

TUỔI TRẺ

Các tin tức khác

>   Thị trường ngày 23/07 và góc nhìn từ CTCK (22/07/2010)

>   UPCoM: Giá trị giao dịch ngày càng giảm (22/07/2010)

>   Danh mục phòng thủ lên ngôi  (22/07/2010)

>   Bốn yếu tố kìm hãm thị trường (22/07/2010)

>   Chứng khoán nửa cuối năm: Vẫn thận trọng... (22/07/2010)

>   "Quỹ đầu tư" biến tướng (22/07/2010)

>   Chạy theo cổ phiếu “dòng họ”  (22/07/2010)

>   CTC giải trình tăng trần 5 phiên liên tiếp (21/07/2010)

>   UPCoM-Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp (21/07/2010)

>   Cổ phiếu nhỏ lên ngôi: “Bó tay” với giải trình? (21/07/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật