Thứ Năm, 22/07/2010 14:55

Danh mục phòng thủ lên ngôi 

Trong khi nhiều NĐT đang tỏ ra e ngại về tình hình tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự báo thì đây có thể lại là tin tốt cho những cổ phiếu vốn đã nổi danh là có khả năng phục hồi nhanh trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Đây cũng được coi là cơ hội cho những NĐT quan tâm đến các cổ phiếu có chất lượng cao, cổ phiếu phòng thủ, đặc biệt là cổ phiếu trong các lĩnh vực y tế và sản xuất hàng tiêu dùng.

"Có thể chúng tôi sẽ có một thời điểm làm ăn tốt", Scott Armiger, Giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại Christiana Bank & Trust Co, người đã tập trung rất nhiều vào các cổ phiếu hàng tiêu dùng, cho biết.

Khi mà TTCK phục hồi từ mức thấp nhất trong một thập kỷ qua, ngày 9/3/2010 lên đến mức cao nhất của năm 2010, ngày 23/4, chỉ số S&P 500 của các cổ phiếu ngành tài chính đã tăng lên 170%. Trong khi đó, từ tháng 3 năm ngoái đến tháng 4 năm nay, chỉ số S&P 500 của ngành dược phẩm chỉ tăng có 43,5% và chỉ số S&P 500 của ngành sản xuất hàng tiêu dùng tăng 44%, ngay cả khi hai ngành này vẫn duy trì được mức lợi nhuận và doanh số bán hàng tốt trong giai đoạn suy thoái kinh tế.

Tuy nhiên, những lo ngại về tình hình kinh tế đang gia tăng gần đây có thể đang giúp cho các cổ phiếu có chất lượng thể hiện tốt hơn trong những tuần qua.

Chỉ số Morgan Stanley Cyclical Index, chỉ số dành cho các cổ phiếu có sự nhạy cảm với tình hình kinh tế tại Mỹ, đã giảm 16% kể từ ngày 23/4, trong khi chỉ số Morgan Stanley Consumer Index, chỉ số dành cho các công ty ít nhạy cảm với tình hình kinh tế, chỉ giảm có 9,8%.

Trong khi chỉ số S&P 500 giảm 12,5% kể từ ngày 23/4, chỉ số S&P 500 của ngành sản xuất hàng tiêu dùng giảm có 5,1%. Cổ phiếu của công ty lớn nhất trong ngành này, Procter & Gamble, giảm có 2,4%.

Cổ phiếu lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, Johnson & Johnson và cổ phiếu ngành dược phẩm đều chỉ giảm 8,6% trong cùng thời điểm.

"Ngành sản xuất hàng tiêu dùng và dược phẩm là dễ dự đoán hơn và lợi nhuận ít bị ảnh hưởng hơn", Michael Sheldon, chuyên gia phân tích tại RDM Financial Group, nói.

Theo dữ liệu của Bloomberg, dược phẩm là ngành duy nhất trong nhóm S&P 500 không bị giảm lợi nhuận quý trong vòng 2 năm qua. Đối với ngành sản xuất hàng tiêu dùng, quý tệ nhất là quý IV/2008 thì lợi nhuận cũng chỉ giảm có 7,5%, trong khi lợi nhuận của toàn nhóm S&P 500 giảm 47,2%.

Một vài nhà quản lý danh mục đầu tư và chuyên gia phân tích cho rằng, môi trường hiện nay có thể sẽ mang lại nhiều lợi thế hơn cho các cổ phiếu có chất lượng. "Khi mà các dữ liệu kinh tế không mấy sáng sủa, chúng ta sẽ thấy các cổ phiếu có chất lượng sẽ thể hiện tốt hơn", Quincy Krosby, chuyên gia phân tích thị trường tại Prudential Financial, nói.

Nhưng ngành dược phẩm vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi sự cải tổ liên bang về hệ thống y tế mới được thông qua để trở thành luật tháng 3 vừa qua. Tuy vậy, Matthew Coffina, chuyên gia phân tích cổ phiếu dược phẩm tại Morningstar cho rằng: "Bộ luật này không mang lại ảnh hưởng nặng nề như các nhà sản xuất dược phẩm lo ngại". Nói một cách khác, bộ luật này là phức tạp và có thể sẽ mất vài năm để áp dụng trên thực tế.

Wayne Titche, Giám đốc đầu tư tại AMBS Investments nói, nền kinh tế tăng trưởng chậm sẽ mang lại thuận lợi cho các cổ phiếu hàng đầu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các ngành liên quan đến hàng tiêu dùng và công nghệ. Chìa khóa ở đây, ông nói tiếp, là tìm ra các công ty có bảng cân đối tài chính tốt, nhiều tiền mặt, quản lý tốt và có khả năng phát triển sản phẩm mới để gia tăng thị phần. 

Như Ngọc (Theo báo chí nước ngoài)

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Bốn yếu tố kìm hãm thị trường (22/07/2010)

>   Chứng khoán nửa cuối năm: Vẫn thận trọng... (22/07/2010)

>   "Quỹ đầu tư" biến tướng (22/07/2010)

>   Chạy theo cổ phiếu “dòng họ”  (22/07/2010)

>   CTC giải trình tăng trần 5 phiên liên tiếp (21/07/2010)

>   UPCoM-Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp (21/07/2010)

>   Cổ phiếu nhỏ lên ngôi: “Bó tay” với giải trình? (21/07/2010)

>   Nhà đầu tư thận trọng với đòn bẩy tài chính (21/07/2010)

>   TTCK: Vì sao thanh khoản thấp? (21/07/2010)

>   Cổ phiếu họ PV được quan tâm trên thị trường OTC  (21/07/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật