Thứ Hai, 26/07/2010 08:44

Technical View – Thị trường: Tuần 26 - 30/07/2010

(Vietstock) – Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chi tiết thị trường Việt Nam (VN-Index, HNX-Index), thị trường Mỹ (Dow Jones, VIX), thị trường Châu Á (Nikkei 225, Hang Seng Index) và thị trường Châu Âu (FTSE 100).

1. Chiến lược đầu tư:

1.1. Phân tích kịch bản thị trường:

Sự ảnh hưởng tích cực từ thị trường thế giới có vẻ như vẫn không thể ngăn chặn được downtrend đang tiếp diễn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc phá vỡ các ngưỡng chống đỡ dài hạn của SMA đang trở thành một rủi ro lớn đối với thị trường.

Chiến lược tổng thể mà chúng tôi đề nghị cách đây vài tuần vẫn chưa có thay đổi lớn nào. Kết quả từ mô hình định lượng kỹ thuật (quantitative technical model) của chúng tôi cho thấy khả năng bứt phá mạnh trở lại của thị trường đang khá thấp. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục bảo lưu quan điểm thận trọng trong các phiên giao dịch của tuần sau.

1.2. Chiến lược trading:

1.2.1. Chiến lược cho 3 nhóm nhà đầu tư chính trên thị trường:

- Danh mục có tỷ trọng cổ phiếu lớn: Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm bán ra (thậm chí là bán mạnh) đối với nhóm nhà đầu tư này. Nên ưu tiên bán những cổ phiếu đã có lời hoặc có mức thua lỗ ít trong những phiên phục hồi của thị trường.

- Danh mục cân bằng: Việc chốt lời các cổ phiếu trong tài khoản vẫn nên được tiếp tục trong các phiên tăng điểm (nếu có). Chỉ nên mua nhẹ trở lại khi giá thoái lùi về vùng 470 – 480 điểm.

- Danh mục có tỷ trọng tiền mặt lớn: Chiến lược đề nghị là mua nhẹ (1/3 vốn) tại vùng 470 – 480 điểm. Nếu thị trường tiếp tục tăng trong các phiên tới, theo quan điểm chúng tôi là không nên tranh mua trong những phiên này vì vùng kháng cự mạnh 520 – 540 điểm vẫn đang tỏ ra khá mạnh.

1.2.2. Chiến lược chung cho các nhóm trung gian khác:

Điểm cân bằng đề nghị là 30 cổ phiếu/70 tiền mặt. Việc nắm nhiều tiền mặt sẽ giúp các nhà đầu tư có được lợi thế lớn trong các phiên sụt giảm (nếu có) trong thời gian tới.

2. Phân tích chi tiết các thị trường:

2.1. Thị trường Việt Nam:

VN-Index – Giá vẫn tiếp tục test internal trendline

Con số tâm lý 500 điểm vẫn chưa bị phá vỡ. Đây có thể coi là một trong những tín hiệu tích cực của thị trường lúc này. Đường internal trendline (tâm điểm kỹ thuật ngắn hạn của thị trường) vẫn đang được test. Như chúng tôi đã từng trình bày trong các báo cáo trước, việc dự báo kết quả của lần test này thực sự rất khó khăn vì sự mâu thuẫn các tín hiệu (Cs. Fractal, SMA, Acc Smt Bands, …) đang rất mạnh. Trong trường hợp như vậy, x giải pháp thông thường sẽ là nắm giữ khá nhiều tiền mặt để phòng ngừa rủi ro ngắn hạn.

Những nhà đầu cơ lướt sóng có lợi thế về T+ có thể mua vào tại mức giá hiện nay để tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn vì tại những thời điểm như hiện nay khả năng có những đợt đảo chiều trong phiên giao dịch là khá cao. Tuy nhiên, nếu là nhà đầu tư theo trường phái thận trọng, chúng tôi cho rằng nên chờ đợi thêm một thời gian nữa để xu hướng trở nên rõ hơn.

HNX-Index – Tiếp tục sideway ngắn hạn

Chỉ số này dường như rất khó vượt qua được ngưỡng kháng cự Fibonacci Retracement 38.2% khi đã 3 lần liên tục test ngưỡng này và thoái lùi trở lại. Tuy nhiên, chỉ số này cũng khó giảm quá sâu vì vùng 145 – 150 điểm cũng tỏ ra khá vững chắc. Việc bắt đáy nhẹ tại vùng 145 – 150 điểm là hoàn toàn có thể xem xét.

2.2. Thị trường Mỹ:

Dow Jones – Giá sẽ test lại SMA dài hạn một lần nữa

Sự khởi sắc của thị trường Mỹ trong các phiên vừa qua đã phần nào đem lại sự yên tâm cho các nhà đầu tư trên thị trường. Như vậy là một lần nữa vùng đệm 9,800 – 10,000 điểm lại được bảo toàn. Nếu như trong các phiên sắp tới Dow Jones có thể phá vỡ được SMA dài hạn thì thị trường Mỹ sẽ thực sự trở lại xu hướng tăng trưởng trung hạn. Vì vậy, nhiều khả năng trong các phiên tới sự giằng co mạnh sẽ diễn ra.

2.3. Thị trường Châu Á:

Nikkei 225 – Trendline trung hạn đã trụ vững

Sự vững chắc của trendline chống đỡ trung hạn một lần nữa lại được chứng minh. Nó cho thấy tính đúng đắn của chiến lược mua vào trong các phiên tước. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng thị trường Nhật Bản đang nằm trong một downtrend trung hạn. Vì vậy, nếu giá tiếp tục tăng mạnh trong các phiên sắp tới thì việc chốt lời là cần thiết.

Hang Seng Index – Sắp test ngưỡng kháng cự mạnh

Chúng ta có thể so sánh việc Hang Seng Index test đường trendline kháng cự với việc Dow Jones test SMA dài hạn vì chúng mang một ý nghĩa tương tự nhau. Thị trường Trung Quốc sẽ thoát khỏi downtrend nến như đường trendline kháng cự bị phá vỡ. Tuy nhiên, chiến lược đề nghị vẫn là nên bán ra nếu giá tiếp tục sideway hoặc tăng, để phòng ngừa rủi ro ngắn hạn.

2.4. Thị trường Châu Âu:

FTSE 100 – Thử thách lại vùng 5,350 – 5,550 điểm

Không nằm ngoài xu hướng chung của các chỉ số chứng khoán thế giới, FTSE 100 cũng đang đứng trước một thời điểm quan trọng. Vùng 5,350 – 5,550 điểm đã 3 lần ngăn cản đà phục hồi của chỉ số này. Vì vậy, những phiên giao dịch sắp tới sẽ trả lời cho câu hỏi liệu thị trường chứng khoán Châu Âu đã thoát khỏi downtrend hay chưa. Chiến lược đề nghị vẫn là tiếp tục bán ra trong các phiên sắp tới.

Nguyễn Quang Minh, Chuyên viên PTKT

Các tin tức khác

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 26 - 30/07/2010 (24/07/2010)

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 19 - 23/07/2010 (16/07/2010)

>   Technical View – Thị trường: Tuần 19 - 23/07/2010 (16/07/2010)

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 12 - 16/07/2010 (10/07/2010)

>   Technical View – Thị trường: Tuần 12 - 16/07/2010 (10/07/2010)

>   Technical View – Thị trường: Tuần 05 - 09/07/2010 (02/07/2010)

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 05 - 09/07/2010 (02/07/2010)

>   Technical View – Thị trường: Tuần 28/06/2010 – 02/07/2010 (25/06/2010)

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 28/06/2010 – 02/07/2010 (25/06/2010)

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 21 - 25/06/2010 (18/06/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật