Thứ Năm, 10/06/2010 09:28

Ngân hàng và BĐS sẽ tăng mạnh hơn Index 

Dựa trên quan sát chỉ số ngành với sự tương quan với VN-Index, chỉ số ngân hàng thường dẫn dắt VN-Index trước khoảng 3 - 6 tháng. Khi chỉ số ngân hàng giảm thì nó giảm ít hơn VN-Index, nhưng khi nó tăng thì tăng mạnh hơn. Hiện tại, chỉ số ngành ngân hàng đang đi ngang, kết thúc một đợt giảm giá và nhiều khả năng bắt đầu một bước sóng tăng mới (sóng 3). Đó là nhận định của ông Lương Biện Nhân Quyền, CTCK Mê Kông (MSC) về xu hướng TTCK tại Hội thảo “Chiến lược đầu tư và các công cụ thực hiện”.

Kể từ đầu tháng 5 trở lại đây, thị trường có chiều hướng "lình xình" và đi xuống mạnh trong vài phiên vừa qua. Ông có nhận định gì về xu hướng thị trường trong thời gian tới?

Mặc dù khả năng tăng giá ngắn hạn vẫn còn, nhưng về trung hạn thì có những yếu tố rủi ro. Những phiên thị trường giảm điểm hoặc đi ngang với khối lượng giao dịch lớn là cơ hội để chúng ta bán ra và có thể mua cổ phiếu ở mức giá thấp hơn.

Một trong những yếu tố khiến tôi khá bi quan trong thị trường hiện tại đó là tín hiệu từ chỉ báo rủi ro (MSC-Risk line), được MSC xây dựng dựa trên việc so sánh khối lượng giao dịch và biên độ biến động giá chứng khoán. Khi biên độ biến động giá chứng khoán lớn, mà khối lượng giao dịch tăng mạnh thì thị trường vẫn an toàn. Nhưng khi biên độ biến động giá lớn, mà khối lượng giao dịch suy giảm, thì rủi ro giảm giá và rủi ro thanh khoản đang ở mức cao. Kể từ ngày 21/5, đường chỉ báo rủi ro tăng lên mức cao so với mức trung bình của nó, điều này cho thấy rủi ro khi tham gia thị trường vào lúc này cao hơn mức lợi nhuận có thể mang lại.

Một yếu tố rủi ro nữa là đường chỉ báo giao dịch của các cổ đông nội bộ trong thời gian qua tăng khá mạnh, chủ yếu là các giao dịch bán hơn là mua vào. Mà cổ đông nội bộ là những người am hiểu về công ty nhất, họ thường có những quyết định đi trước do nắm được thông tin. Theo quan sát của MSC, chỉ số này đang tạo đỉnh và đi xuống. Thông thường, chỉ báo này đi trước thị trường rất sớm, điều này cho thấy khả năng VN-Index cũng sẽ tạo đỉnh là rất cao.

Tín hiệu tiêu cực mạnh hơn bắt nguồn từ TTCK thế giới, khi mà chỉ số sức mạnh đồng EUR đã rớt xuống dưới mức hỗ trợ nằm tại mức thấp nhất của năm 2008. Theo phân tích kỹ thuật, sau khi phá vỡ mức hỗ trợ mạnh, chỉ số sức mạnh đồng EUR nhiều khả năng tiếp tục giảm, báo hiệu cuộc khủng hoảng tại nợ công tại châu Âu sẽ kéo dài. Điều này có tác động không nhỏ đến tâm lý NĐT trên TTCK Việt Nam.

Ông có lời khuyên nào cho những NĐT hiện vẫn nắm giữ cổ phiếu hoặc đã thoát ra khỏi thị trường tại thời điểm hiện tại?

Nhìn chung, NĐT đang nắm giữ cổ phiếu nhỏ (penny stock) nên bán ra. Nếu nắm giữ cổ phiếu lớn (blue-chip) thì có thể xem xét mua bình quân giá. Còn chưa có cổ phiếu thì nên chờ một thời gian nữa.

Mức hỗ trợ mạnh của VN-Index đang nằm tại vùng 487 - 480 điểm, nếu bị phá vỡ thì có thể giảm sâu hơn, về khoảng 430 điểm. Xét về xu hướng dài hạn, VN-Index đang hình thành mô hình "vai - đầu - vai" khá tốt. Với mô hình này, mục tiêu của VN-Index ít nhất là trên 1.000 điểm. Tuy nhiên, thông thường thì đáy phải và đáy trái tương đối ngang nhau, do đó đáy tới sẽ rơi vào khoảng 430 - 470 điểm trước khi thị trường có thể bật lên. Chu kỳ của TTCK thường là bán ra vào tháng 5 - 6, bán tiếp vào tháng 8 - 9, như vậy tôi kỳ vọng thị trường có thể đảo chiều tăng mạnh sau khi xác lập đáy vào giai đoạn giữa tháng 8 đến tháng 10 năm nay.

Trong thời gian vừa qua, các mã penny-stock tăng - giảm giá khá mạnh. Theo tôi, khi các cổ phiếu nhỏ tăng giá, mà các cổ phiếu lớn đứng yên thì chưa phải là xu hướng dài hạn. Xu hướng dài hạn phải được sự hỗ trợ của các NĐT, chứ không phải là các nhà đầu cơ. Vì vậy, NĐT hãy tạm quên đi các mã penny-stock, không nên mạo hiểm tìm cách bắt đáy các cổ phiếu này khi thấy giá giảm mạnh.

Thị trường suy giảm cũng là cơ hội cho những NĐT mua cổ phiếu tốt với giá rẻ. Theo ông, những cổ phiếu nào có tiềm năng tăng trưởng lớn và ít rủi ro vào trong thời gian tới?

Có hai ngành tôi kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt khi thị trường bật tăng trở lại. Đó là ngành ngân hàng và ngành bất động sản. Dựa trên quan sát chỉ số ngành với sự tương quan với VN-Index, chỉ số ngân hàng thường dẫn dắt VN-Index trước khoảng 3 - 6 tháng. Khi chỉ số ngân hàng giảm thì nó giảm ít hơn VN-Index, nhưng khi nó tăng thì tăng mạnh hơn. Hiện tại, chỉ số ngành ngân hàng đang đi ngang, kết thúc một đợt giảm giá và nhiều khả năng bắt đầu một bước sóng tăng mới (sóng 3). Tôi cho rằng, chỉ số ngân hàng sẽ bật lên trở lại và tăng trước thị trường chung.

Một nhóm cổ phiếu tiềm năng khác là bất động sản. Đây cũng là ngành được kỳ vọng đem lại lợi nhuận lớn khi thị trường tăng trở lại. Thông thường, nhóm cổ phiếu bất động sản tăng từ giữa đến cuối của một chu kỳ tăng giá. Giai đoạn ban đầu, nhóm bất động sản thường tăng yếu hơn VN-Index, nhưng sau đó sẽ tăng mạnh hơn. Khi thị trường đảo chiều tăng điểm là cơ hội để mua vào các cổ phiếu bất động sản.

Nguyễn Quang thực hiện.

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Mua - bán CTCK: Người mua áp đảo!  (10/06/2010)

>   SRA liên doanh phát triển dịch vụ Mobile payment (10/06/2010)

>   Ngoại cảnh tác động  (10/06/2010)

>   Khởi động “Thương hiệu chứng khoán uy tín” 2010 (09/06/2010)

>   CTD trúng thầu thi công công trình Tricon Towers (09/06/2010)

>   Giải mã sự đổi ngôi của CTCK Thăng Long (09/06/2010)

>   EuroCapital: Chi nhánh HCM hoạt động từ ngày 10/06 (09/06/2010)

>   PVI Invest triển khai một loạt dự án (09/06/2010)

>   IMP sắp đưa nhà máy Cephalosporine - Bình Dương vào hoạt động (09/06/2010)

>   Mang nợ công ty chứng khoán (09/06/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật