Thứ Ba, 15/06/2010 15:20

M&A bảo hiểm phi nhân thọ: Sóng ở Top trên

Với áp lực huy động vốn để mở rộng kinh doanh và chuyên nghiệp hóa hoạt động, thời gian tới nhiều DN bảo hiểm trong khối phi nhân thọ (PNT) sẽ tìm đối tác chiến lược nước ngoài. Hơn nữa, việc hạn chế tỷ lệ vốn của 1 cổ đông trong DN bảo hiểm sẽ góp phần đại chúng hóa các DN bảo hiểm và tạo cơ hội tham gia cho nhiều nhà đầu tư hơn.

Dù nhận định xu hướng tìm đối tác chiến lược trong lĩnh vực này sẽ diễn ra mạnh mẽ là một điều tất yếu, song một số chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm cũng cho rằng, công cuộc tìm kiếm đối tác để thu hút vốn đầu tư và nguồn lực kỹ thuật của các đối tác nước ngoài không hề dễ dàng, nhất là đối với các DN chuyên ngành như bảo hiểm.

Hiện trong 28 DN bảo hiểm PNT của Việt Nam hiện nay có 7 công ty 100% vốn nước ngoài, 3 DN liên doanh, 18 DN trong nước. Trong số các DN trong nước, mới   chỉ có 3 DN niêm yết, có cổ đông chiến lược nước ngoài là Bảo Việt, Bảo Minh, PVI. Hiện tại, gần 50% DN bảo hiểm PNT của Việt Nam có sự tham gia đầu tư của nước ngoài với các loại hình đa dạng: 100% vốn, liên doanh, cổ đông chiến lược. Ngoài cổ đông chiến lược, các DN đã niêm yết còn có sự tham gia đầu tư của nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi đang nắm giữ cổ phiếu đầu tư trên sàn chứng khoán. Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bảo hiểm PNT đa dạng, linh hoạt hơn bảo hiểm nhân thọ mặc dù 10/11 DN bảo hiểm nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài. Với kế hoạch IPO và niêm yết cổ phiếu, một số công ty bảo hiểm PNT trong tương lai gần, các nhà đầu tư nước ngoài càng có thêm nhiều cơ hội tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, đối với ngành bảo hiểm PNT, việc bán vốn cho đối tác ngoại khó có thể là xu hướng bởi câu hỏi đặt ra là các DN bảo hiểm nước ngoài, các DN bảo hiểm lớn sẽ được gì khi thâu tóm các DN nhỏ trong khi các đối tác này có thể gây dựng được hệ thống mạng lưới, có nguồn nhân lực tốt hơn. Và với đặc thù riêng là các hợp đồng bảo hiểm PNT thường chỉ có 1 năm nên nguồn khách hàng của các DN khối này cũng sẽ không ổn định.

Ông Takashi Fufii-Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Dai-ichi Life Việt Nam chia sẻ, quá trình tìm kiếm đối tác ngoại của các DN bảo hiểm PNT Việt Nam có thể gặp khó khăn, vì hiện tại Luật đã cho phép doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài vào lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam, nên các nhà đầu tư ngoại nếu thấy thị trường bảo hiểm PNT Việt Nam thực sự hấp dẫn thì họ có thể tự đầu tư 100% vốn. Hơn nữa, thực tế là quy mô thị trường bảo hiểm PNT Việt Nam hiện nay chưa thực sự lớn để hấp dẫn các nhà  đầu tư ngoại.

“Bảo hiểm PNT chỉ có thể ‘phất’ lên được khi có những quy định đủ mạnh để người dân, doanh nghiệp ý thức hơn trong việc mua bảo hiểm bảo vệ tài sản của mình. Hiện mới chỉ có quy định bắt buộc mua bảo hiểm cho ô tô, xe máy, nhà chung cư... song việc thực hiện cũng chưa thực sự nghiêm”, Takashi Fufii nói.

Lãnh đạo cấp cao một DN bảo hiểm PNT trong nước cũng thừa nhận, lợi thế nhưng cũng lại chính là điểm yếu cho các DN bảo hiểm PNT là các DN bảo hiểm PNT đều có quy mô vốn nhỏ trong khi lại bị hạn chế bởi quy định, 1 nhà đầu tư không được nắm giữ quá 20% vốn điều lệ công ty bảo hiểm nên chưa thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư lớn, dài hạn. Ông này nhận định rằng, dù việc tìm kiếm đối tác ngoại của các DN bảo hiểm PNT khó trở thành xu thế vì các DN này chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại nhưng vốn ngoại vẫn có thể “chảy”vào các công ty bảo hiểm kinh doanh hiệu quả, ổn định, có chiến lược tốt, thu hút được nguồn nhân lực giỏi…

Thực tế, trong số 18 công ty bảo hiểm PNT trong nước chỉ có 3 DN nắm thị phần lớn trên thị trường tìm được đối tác ngoại, những DN còn lại để củng cố sức mạnh nội tại và tăng khả năng cạnh tranh cũng đang tích cực tìm kiếm đối tác chiến lược. Tuy nhiên, đối với nhiều DN để tìm được đối tác vừa là cổ đông vừa là khách hàng (trong nước) đã là điều không dễ dàng gì khi số DN bảo hiểm có nhu cầu tìm kiếm đối tác chiến lược hiện nay là khá nhiều.

Một chuyên gia trong ngành cho rằng, công cuộc tìm kiếm đối tác chiến lược là những cổ đông ngoại sẽ khiến việc phân Top giữa các DN bảo hiểm PNT diễn ra nhanh hơn. Các DN có định hướng chiến lược phát triển rõ ràng, quản trị tốt, công khai minh bạch hoạt động, kinh doanh có hiệu quả sẽ vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư dài hạn.

“Khi đó, có thể các công ty nhỏ, kinh doanh không hiệu quả sẽ phải tự rút lui khỏi thị trường, đặc biệt khi Bộ Tài chính áp dụng quy định về tổng mức trách nhiệm được phép nhận, giữ lại trên vốn”, chuyên gia này nhận định.          

Ngọc Lan

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   BMI: Bồi thường bảo hiểm qua trung tâm (15/06/2010)

>   Bảo hiểm nhân thọ tăng tần suất "phủ sóng" (14/06/2010)

>   Bảo hiểm nhân thọ: Bức tranh không chỉ toàn màu sáng (10/06/2010)

>   Thương vụ AIA bất thành không ảnh hưởng tới Prudential Việt Nam  (08/06/2010)

>   Bảo hiểm hợp tác với ngân hàng: Cần hành lang pháp lý (05/06/2010)

>   Cần bộ luật “bảo hiểm niềm tin” (04/06/2010)

>   Triển khai bảo hiểm nông nghiệp, không dễ! (03/06/2010)

>   Xây dựng Luật BHTG: Người gửi tiền được bảo vệ tốt hơn (02/06/2010)

>   Bảo hiểm lấy đà tăng tốc (01/06/2010)

>   Hơn 2.800 tỷ đồng bảo hiểm cho vệ tinh Vinasat-1 (01/06/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật