Thứ Sáu, 11/06/2010 09:35

Chiến thuật “ăn quẩn cối xay”

“Thị trường này chẳng có hứng thú mà theo dõi. Xu hướng chưa rõ ràng, giá dao động thấp. Đây là thời điểm khó kiếm ăn với những ai bám sàn”. Đó là lời “trần tình” của một NĐT chuyên lướt sóng hằng ngày.

Thanh khoản thị trường giảm mạnh mấy ngày gần đây một phần là do hoạt động lướt sóng bắt đầu rủi ro.

Đối với những NĐT chuyên nghiệp bám sàn, thị trường có xu hướng là thời điểm dễ kiếm lợi nhuận nhất. Tuy nhiên trời lại không chiều lòng người khi phần lớn thời gian thị trường lại không có xu hướng rõ rệt. “Tìm được CP tăng nóng đã khó, lại lo dính bẫy làm giá. Dù CP nóng vừa qua tăng một mạch tới vài chục phần trăm nhưng hiếm có ai “ăn” từ gốc đến ngọn” - anh Dũng, một NĐT chuyên lướt sóng cho biết.

Dĩ nhiên với những NĐT không chuyên, thị trường èo uột đi ngang thì họ lại quay về với công việc hàng ngày. Nhưng với những người lỡ ăn, ngủ với CK, ngồi không dễ “mụ” người, mất nhạy cảm thị trường. NĐT giao dịch ngắn hạn trong ngày cần nhất là độ dao động giá lớn. Thị trường không có xu hướng cũng được, nhưng biến động càng mạnh càng tốt, lúc trần, lúc sàn càng “sướng”.

“Để lướt sóng ngay trong ngày, việc đầu tiên là phải có hai tài khoản để vượt qua quy định cấm mua bán cùng phiên. Tiếp theo là phải có sẵn hàng và tiền phân bổ hợp lý giữa hai tài khoản. Cuối cùng là nhạy cảm thị trường và theo dõi sát diễn biến từng giây”, NĐT nói trên tiết lộ. Lượng CP có sẵn trong tài khoản có thể là khoản đầu tư dài hạn – có khả năng chịu lỗ. Tuy nhiên thường chỉ có tổ chức mới “ôm” dài hạn còn đa số NĐT cá nhân chấp nhận “kẹp” lại một khối lượng nhất định để tạo một công cụ cho hoạt động lướt sóng ngắn hơn T+4.

Nguyên lý cơ bản của lướt sóng ngay trong ngày là mua thấp bán cao hoặc bán giá cao rồi mua lại giá thấp khi phán đoán khả năng hồi giá về cuối ngày. Lượng CP vẫn được duy trì và số dư tiền mặt dôi ra một khoản chấp nhận được sau khi đã trừ đi phí môi giới và thuế. Mức dao động giá được tính bằng độ chênh lệch giữa giá cao nhất và thấp nhất. Nếu nắm bắt được đúng xu hướng, mức lợi nhuận lý tưởng có thể đạt lợi nhuận 10% trong phiên tại HoSE và 14% tại HNX.

Thống kê tại hai sàn cho thấy mặc dù biên độ dao động của hai chỉ số không lớn nhưng không hiếm các mã cụ thể có mức dao động cao, thậm chí là trần-sàn ngay trong phiên. Với VN-Index, trong 6 tháng gần đây chỉ có khoảng 4 phiên mức dao động đạt trên 4% và HNX-Index cũng chỉ có trên dưới 10 phiên dao động quá 5%. Ngay trong ngày 8.6, VN-Index gần như “giậm chân tại chỗ” khi chỉ tăng 0,3 điểm lúc đóng cửa nhưng có tới trên 50 mã biến động từ 4-7,7%. Sàn Hà Nội thậm chí có tới trên 140 mã dao động từ 4-12,5%. Đơn cử HRC trên HoSE ngày 10.6 dao động tới 7,67% dù VN-Index dao động khoảng 1%. HNX-Index dao động 0,72% nhưng NĐT có cơ hội mua sàn, bán trần đối với DHT...

“Tuy nhiên không phải NĐT cũng có khả năng đạt lợi nhuận lý tưởng và không phải lúc nào cũng có cơ hội nắm bắt được dao động hay có sẵn CP. Đa số NĐT dùng chiến thuật này để hạ giá vốn cho khối lượng CP đang có. Thanh khoản mấy hôm nay thấp như vậy một phần vì NĐT chỉ dám “ăn quẩn cối xay” với khối lượng không lớn” - anh Dũng nhận xét.

Khối lượng khớp lệnh CP trên cả hai sàn ngày 10.6 chỉ đạt 49,08 triệu đơn vị, thấp nhất kể từ giữa tháng 2 vừa qua. Tổng lượng tiền luân chuyển tính cả thỏa thuận cũng chỉ đạt 1.645,7 tỉ đồng, giảm 13% so với phiên trước. Sàn HoSE lần đầu tiên sau 16 tuần liên tục đã chứng kiến một phiên có giá trị khớp lệnh dưới 1.000 tỉ đồng. Việc khá nhiều CTCK nhận định thị trường có khả năng đi ngang dài, mặc dù khó giảm sâu nhưng cũng chưa thể tăng mạnh khiến hoạt động lướt sóng ngắn T+0 đến T+2 trở nên phổ biến.

“Thị trường đi ngang phù hợp với NĐT chuyên nghiệp nắm bắt được tin thị trường và đánh giá được CP. Các NĐT khác nên tránh lướt sóng và phân bổ tỉ lệ CP và tiền mặt là 30-50% CP, 50-70% tiền mặt, chờ đến cuối tháng 6, đầu tháng 7 có cơ hội tốt hơn để tham gia thị trường” - CTCK VNDirect khuyến cáo.

N.Hoàng

LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   SRB tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2010 lần 2 (10/06/2010)

>   PHR vay 50 tỷ đồng để mua mủ nguyên liệu (10/06/2010)

>   PET góp 51% vốn thành lập Cty Bao bì Dầu khí Việt Nam (10/06/2010)

>   Mở rộng huy động vốn BĐS qua kênh chứng khoán (10/06/2010)

>   EIB chốt quyền nhận cổ tức và dự ĐHĐCĐ bất thường (10/06/2010)

>   11/06, hội thảo "Khủng hoảng nợ Châu Âu và ảnh hưởng đến TTCK VN" tại TPHCM (10/06/2010)

>   Ngân hàng và BĐS sẽ tăng mạnh hơn Index  (10/06/2010)

>   Mua - bán CTCK: Người mua áp đảo!  (10/06/2010)

>   SRA liên doanh phát triển dịch vụ Mobile payment (10/06/2010)

>   Ngoại cảnh tác động  (10/06/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật